Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP

22-08-2022 09:21:48 AM - 1974

Các phương pháp tính giá thành là căn cứ để doanh nghiệp có thể xác định tất cả khoản chi ra và lợi nhuận cần đạt được trên một sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất khác nhau nên phương pháp tính giá thành sản phẩm cũng phải linh động sao cho phù hợp nhất. Vậy, có các phương pháp tính giá thành nào cho doanh nghiệp? Cùng GESO tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

 

Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp

 

Giá thành là gì?

 

Giá thành sản phẩm (tiếng Anh: Product Cost) là phản ánh bằng tiền về tất cả khoản phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu,... 

Bản chất của giá thành sản phẩm được hiểu như sau:

 

  • Giá thành phản ánh chi phí cá biệt để doanh nghiệp có thể sản xuất và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
  • Giữa chi phí và giá thành sản phẩm có nhiều điểm giống và khác nhau. Chi phí sản xuất là đối tượng của giá thành, nhưng không phải tất cả khoản chi trong kỳ đều được tính vào giá sản phẩm.

 

Giá thành phản ánh các mảnh ghép về chi phí và lợi nhuận của sản phẩm
Giá thành phản ánh các mảnh ghép về chi phí và lợi nhuận của sản phẩm

 

Các loại giá thành

 

Có 2 loại giá thành chính là giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Ngoài ra, nếu xét trên thời điểm, nguồn số liệu thì còn có giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

 

  • Giá thành kế hoạch: Căn cứ chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm theo kế hoạch.
  • Giá thành thực tế: Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí, số lượng sản phẩm phát sinh thực tế trong kỳ.
  • Giá thành định mức: Được tính dựa trên cơ sở định mức chi phí phát sinh tại từng thời điểm trong kỳ của kế hoạch. Do đó, giá thành này thường thay đổi để phù hợp với định mức chi phí trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

 

Doanh nghiệp có thể nhận định tính hợp lý của kế hoạch sản xuất bằng cách so sánh giá thành thực tế và giá thành định mức. Từ đó, nhà quản lý sản xuất có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với kế hoạch tổng thể. 

 

Giá thành tiêu thụ là giá sản phẩm và các chi phí khác như trưng bày, marketing,...
Giá thành tiêu thụ là giá sản phẩm và các chi phí khác như trưng bày, marketing,...

 

Đối tượng tính giá thành sản phẩm 

 

Tùy vào các phương pháp tính giá thành và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sản xuất mà đối tượng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số đối tượng thường tham gia tính giá thành sản phẩm như:

 

  • Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất và cơ cấu sản phẩm.
  • Quy trình công nghệ tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
  • Công năng của sản phẩm, bán thành phẩm.
  • Các yêu cầu về quản lý, thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định.
  •  Khả năng, trình độ quản lý, hạch toán của doanh nghiệp sản xuất.

 

6 Cách tính giá thành sản phẩm

 

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay rất đa dạng để đáp ứng với mọi doanh nghiệp sản xuất. Nếu lựa chọn được phương pháp phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về giá thành sản phẩm, mang lại lợi nhuận lớn nhất. Hãy cùng GESO tìm hiểu các phương pháp trong phần sau đây.

 

1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

 

Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

 

Phương pháp tính giá thành sản phẩm này được các doanh có quy trình sản xuất đơn giản lựa chọn, vì sự tiện lợi và dễ dàng thực hiện. Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp giản đơn thường là:

 

  • Doanh nghiệp có dây chuyền, kỹ thuật sản xuất khép kín.
  • Doanh nghiệp có ít dòng sản phẩm, chuyên sản xuất một mặt hàng với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn hạn.
  • Các doanh nghiệp sản xuất điện, nước, khai thác,...

 

Các phương pháp tính giá thành trực tiếp phù hợp với doanh nghiệp có quy trình đơn giản
Các phương pháp tính giá thành trực tiếp phù hợp với doanh nghiệp có quy trình đơn giản

 

2. Phương pháp định mức

 

Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí 

 

Trong đó, tỷ lệ chi phí bằng bằng thương của tổng giá thành sản xuất thực tế và tổng giá thành sản xuất kế hoạch hoặc định mức các loại sản phẩm. 

 

Với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, ít thay đổi thì đây là một trong các phương pháp tính giá thành hiệu quả. Trước khi tính giá thành theo phương pháp định mức thì doanh nghiệp phải xây dựng và quản lý tốt định mức của mình, trình độ tổ chức được đảm bảo, đặc biệt là vị trí kế toán. Ngoài ra, để hạn chế sai số trong phương pháp này thì việc thường xuyên kiểm tra định mức kỹ thuật là rất quan trọng. 

 

3. Phương pháp hệ số

 

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

 

Trong đó, tổng giá thành sản xuất sản phẩm là kết quả của phép nhân số sản phẩm tiêu chuẩn với giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn. Số sản phẩm tiêu chuẩn có thể hiểu là tích của số sản phẩm từng loại và hệ số quy định từng loại. 

 

Phương pháp hệ số phù hợp với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng có nguyên vật liệu và lực lượng lao động không đổi. Lúc này, chi phí không được tính riêng cho từng loại sản phẩm, mà là tập hợp chung của cả quá trình. Các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực như may mặc, hóa chất, cơ khí, chế tạo,... thường áp dụng phương pháp này.

 

Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm nhưng nguyên vật liệu và nhân lực không đổi
Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm nhưng nguyên vật liệu và nhân lực không đổi

 

4. Phương pháp đơn đặt hàng

 

Giá thành của từng đơn hàng = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh

 

Trong đó, giá thành này được tính từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc đơn hàng. Trong các phương pháp tính giá thành thì đây là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ hoặc theo đơn đặt hàng trước đó.

 

5. Phương pháp phân bước

 

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành SP giai đoạn 1 + Giá thành SP giai đoạn 2 + … + Giá thành SP giai đoạn n

 

Do giá thành được tính theo từng bước nên phương pháp này khá phù hợp với doanh nghiệp có quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau hoặc giai đoạn công nghệ. Vì thế, trước khi định giá thành sản phẩm cần xác định giá thành phẩm tham gia sản xuất, chế tạo.

 

Trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm thì phương pháp phân bước sẽ là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp bán thành phẩm hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ giữa các công nghệ sản xuất, chế tạo.

 

Phương pháp tính giá thành phân bước là giải pháp cho các doanh nghiệp bán thành phẩm
Phương pháp tính giá thành phân bước là giải pháp cho các doanh nghiệp bán thành phẩm

 

6. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

 

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính - Giá trị SP chính dở dang cuối kỳ

 

Phương pháp tính giá thành này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất có thể thu được đồng thời sản phẩm chính và sản phẩm phụ như: sản xuất dầu thô, gỗ,... Do đó, để tính giá thành sản phẩm này, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm kia trong công thức. 

 

So sánh các cặp phương pháp tính giá thành sản phẩm 

 

Ở phần trên, chúng ta đã được tìm hiểu các phương pháp tính giá thành và ứng dụng của chúng. Trong phần này, GESo muốn giúp Quý khách hiểu hơn về các cặp phương pháp có nét tương đồng.

 

Phương pháp trực tiếp với phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

 

  • Giống nhau: Phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, ít số lượng mặt hàng. Giá thành sản phẩm chính phải loại bỏ những đối tượng không liên quan.

 

Hai phương pháp điều phù hợp với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản
Hai phương pháp điều phù hợp với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản

 

  • Khác nhau:

 

 

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phế liệu

Được thu hồi và tiến hành nhập kho.

Sử dụng để sản xuất, chế tạo sản phẩm phụ có giá trị thương mại.

Khoản trừ đi

Phế liệu

Sản phẩm phụ

 

Phương pháp định mức với phương pháp đơn đặt hàng

 

 

Phương pháp định mức

Phương pháp đơn đặt hàng

Áp dụng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, theo từng đơn đặt hàng. 

Đối tượng tập hợp chi phí

Nhóm sản phẩm cùng loại.

Từng đơn hàng.

Cách tính giá thành

Theo tỷ lệ.

Theo đơn hàng.

Đánh giá

Phức tạp nhưng ổn định để lên kế hoạch sản xuất.

Đơn giản nhưng không ổn định, phụ thuộc đơn hàng.

 

Phương pháp đơn đặt hàng với phương pháp phân bước

 

 

Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp phân bước

Áp dụng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo đơn hàng.

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, nhiều công đoạn.

Đối tượng tập hợp chi phí

Từng đơn hàng của Quý khách.

Từng giai đoạn của công nghệ sản xuất.

Đối tượng tính giá thành

Là sản phẩm theo đơn hàng sản xuất.

Theo từng công đoạn, trường hợp thành phẩm không được bán ra ngoài sẽ căn cứ giá thành sản phẩm.

Các khoản chi

  • Chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp trên đơn đặt hàng.
  • Chi phí sản xuất từng phân xưởng được phân bổ theo đơn hàng có tham gia.
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo từng phân đoạn.
  • Chi phí chung được phân bổ cho từng giai đoạn. 

Kỳ tính giá thành

  • Khi kết thúc đơn đặt hàng.
  • Nếu tính giá thành phẩm không bao gồm sản phẩm dang dở.
  • Vào cuối mỗi tháng.
  • Vào cuối mỗi công đoạn.

 

Phương pháp hệ số với phương pháp tỷ lệ (định mức)

 

  • Giống nhau: Được sử dụng phổ biến tại những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm chính và không thể theo dõi chi phí từng loại sản phẩm.

 

Hai phương pháp này đều được áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều sản phẩm chính
Hai phương pháp này đều được áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều sản phẩm chính

 

  • Khác nhau:

 

 

Phương pháp hệ số

Phương pháp định mức

Sản phẩm

Nhiều sản phẩm khác nhau nhưng sử dụng chung nguyên vật liệu.

Các sản phẩm khác nhau hoàn toàn.

Đối tượng tập hợp chi phí

Toàn bộ quy trình công nghệ.

Nhóm sản phẩm cùng loại.

Đối tượng tính giá thành

Từng sản phẩm.

Từng quy cách sản phẩm trong một nhóm.

Hệ số quy đổi

Có xác lập.

Không xác lập.

Giá thành định mức

Không sử dụng.

Có sử dụng.

 

Phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số

 

 

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp hệ số

Áp dụng cho doanh nghiệp

Quy trình sản xuất đơn giản, có thể có hoặc không sản phẩm dang dở.

Doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm chính nhưng không thể kiểm soát chi phí từng sản phẩm. 

Đối tượng tập hợp chi phí

Từng loại sản phẩm.

Theo phân xưởng hoặc quy trình công nghệ.

Đối tượng tính giá thành

Từng sản phẩm.

Sản phẩm chính cuối cùng.

 

Phương pháp trực tiếp với phương pháp phân bước

 

 

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp phân bước

Áp dụng cho doanh nghiệp

Phù hợp với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản.

Doanh nghiệp có quy trình phức tạp, nhiều công đoạn.

Đối tượng tập hợp chi phí

Số liệu trực tiếp.

Theo từng công đoạn thành phẩm.

Phân bố chi phí sản xuất

Không phân bổ.

Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các công đoạn.

 

Tự động hóa giá thành sản phẩm với hệ thống SalesUp ERP

 

Tối ưu giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp sản xuất có thể kiểm soát lợi nhuận của mình tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp thủ công có thể tốn nhiều thời gian, công sức và dễ dẫn đến sai số trong quá trình thực hiện. Do đó, nhiều phần mềm quản trị ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các phương pháp tính giá thành. 

 

Tự động giá thành bằng phần mềm chuyển đổi số SalesUp ERP - Quản trị doanh nghiệp
Tự động giá thành bằng phần mềm chuyển đổi số SalesUp ERP - Quản trị doanh nghiệp

 

SalesUp ERP là giải pháp quản trị doanh nghiệp nổi bật hiện nay, với nhiều module tiện ích như: quản lý mua hàng, quản lý bán hàng,... Trong đó, module kế toán là điểm đặc biệt khi có thể chạy ngầm trong hầu hết những quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp hạch toán kế toán diễn ra dễ dàng và đảm bảo chính xác cao hơn. 

 

Qua bài viết, Quý khách có thể thấy các phương pháp tính giá thành sẽ phù hợp với cơ cấu của doanh nghiệp sản xuất nhất định. Do đó, để có thể mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Quý khách, việc lựa chọn phương pháp tính giá thành rất quan trọng.

 

Dưới sự phát triển của công nghệ, nhiều phần mềm quản trị doanh nghiệp ra đời để hỗ trợ các phương pháp tính giá thành hiệu quả hơn. Quý khách muốn biết thêm chi tiết về tính năng kế toán trong SalesUp ERP, vui lòng liên hệ với GESO để trải nghiệm thử phần mềm.

 

  • Hotline: 0946 33 43 53 
  • Email: htkh@geso.us

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay