Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

CHUYỂN ĐỐI SỐ CHO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

08-12-2021 06:44:00 PM - 1052

Với thời đại 4.0 hiện nay, việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và doanh thu. Không đơn giản là cập nhật các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp, mà còn thể hiện văn hóa trong quy trình, cách thức làm việc. Việc chuyển đổi số được thực hiện như thế nào, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.Với thời đại 4.0 hiện nay, việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và doanh thu. Không đơn giản là cập nhật các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp, mà còn thể hiện văn hóa trong quy trình, cách thức làm việc. Việc chuyển đổi số được thực hiện như thế nào, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

 

 

Lợi ích của chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Không khó để có thể chỉ ra những lợi ích mà chuyển đổi số cho doanh nghiệp có thể mang lại.

 

1, Tối ưu năng suất.

 

Với việc chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa công việc giấy tờ thủ công tốn thời gian. Nhân sự trong doanh nghiệp cũng được sắp xếp tập trung vào công việc chuyên môn từ đó năng suất lao động hiệu quả làm việc của nhân viên được nâng cao.

 

Việc trao đổi tài liệu và thông tin nhanh chóng, dễ dàng cũng là kết quả tất yếu khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Và vì thế tăng năng suất lao động cũng là điều dễ hiểu.

 

2, Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

 

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể vận hành hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Trước đây nhân viên phải trực tiếp đến cơ quan làm việc bởi tài liệu hay máy móc đều ở đó. Nhưng với chuyển đổi số, làm việc tại nhà hay xử lý các công việc phát sinh là điều hoàn toàn có thể thực hiện.

Chỉ cần một chiếc máy tính hay điện thoại kết nối internet, nhân viên có thể hoàn thành công việc ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Điều đó cũng giúp nhân viên có được những ý tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo mới, đa dạng, cải thiện sản phẩm tốt hơn.

Mặt khác, nhờ việc tăng năng suất, doanh nghiệp lại có thêm thời gian để chú ý, quan tâm tới dịch vụ khách hàng. Cải tiến dịch vụ khách hàng thể hiện trực tiếp ở chỗ khách hàng không phải chờ đợi lâu để được cung cấp dịch vụ, có được sản phẩm.

Như vậy, có thể thấy áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp không chỉ tăng năng suất lao động. Đi kèm với nó là cải tiến dịch vụ khách hàng hoàn thiện, tốt hơn.

 

3, Thúc đẩy quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

 

Lãnh đạo doanh nghiệp có thể chủ động theo dõi các báo cáo, đưa ra đánh giá cho hoạt động doanh nghiệp hay hiệu suất làm việc của các nhân viên bất cứ khi nào. Chuyển đổi số cung cấp hệ thống báo cáo, theo dõi hoàn toàn tự động.

Mọi thông tin về số liệu, công việc đều được thể hiện một cách minh bạch, nhanh chóng và chính xác tuyệt đối. Điều này rất hữu ích cho việc đưa ra các quyết định và hoạch định chiến lược quản trị doanh nghiệp cho cấp lãnh đạo.

 

4, Nâng cao khả năng cạnh tranh.

 

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả lao động, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, giúp ích cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như quản trị. Chính bởi vậy, không khó để có thể khẳng định, những doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ phát triển tốt, nhanh hơn so với doanh nghiệp chưa chuyển đổi số.

Doanh nghiệp chuyển đổi số có thêm nhiều công nghệ hiện đại áp dụng trong mọi hoạt động từ mua hàng, bán hàng cho tới quản lý hoạt động khuyến mãi, phân bổ cho từng đối tượng riêng biệt tăng hiệu quả kinh doanh.

 

Các bước thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

 

Các bước thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp

 

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp được thực hiện qua 5 bước cơ bản.

 

Bước 1: Xác định mục tiêu, tầm nhìn doanh nghiệp.

Hãy trả lời các câu hỏi để tìm ra mục tiêu cũng như tầm nhìn doanh nghiệp mình:

  • Với mô hình hiện tại, kì vọng của chiến lược kinh doanh đã được đáp ứng chưa?
  • Các quy trình nào của doanh nghiệp có thể áp dụng được công nghệ?
  • Trong quá trình làm việc, nhân sự có gặp vấn đề gì cần được giải quyết không?
  • Mục tiêu doanh thu sau khi chuyển đổi số là bao nhiêu?

Các câu hỏi về chuyển đổi số cho doanh nghiệp có thể tác động lên khách hàng cũng cần được đặt ra:

  • Doanh nghiệp muốn khách hàng được trải nghiệm điều gì?
  • Cách thức giúp giảm thiểu tối đa thời gian khách hàng chờ đợi?

 

Bước 2: Số hóa giấy tờ, giảm tối đa công việc thủ công.

Việc số hóa giấy tờ, tức đưa tài liệu văn bản trên giấy sang dạng dữ liệu lưu trữ điện tử. Đây là điều rất cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ nhiều dữ liệu.

 

Bước 3: Xây dựng văn hóa làm việc trực tuyến.

Dữ liệu được số hóa giúp nhân sự làm việc, chia sẻ dữ liệu dễ dàng và thuận tiện hơn. Bởi vậy, làm việc từ xa cũng hiệu quả không kém làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Xu hướng làm việc từ xa này cũng dần trở nên phổ biến trong và sau đại dịch covid 19. Đây là bước quan trọng để chuyển đổi số thành công. Việc này lại đòi hỏi phải có một phương pháp quản lý công việc và nhân sự hiệu quả

 

Bước 4: Số hóa quy trình.

Không chỉ số hóa dữ liệu, chuyển đổi số cho doanh nghiệp đòi hỏi cả số hóa quy trình. Đây thực sự là điều khó khăn. Mọi quy trình làm việc phải thực hiện trên nền tảng số hay trực tuyến. Thời gian làm việc được rút ngắn mà thông tin vẫn đảm bảo thông suốt.

Để quá trình số hóa được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp hãy liệt kê các dạng quy trình:

Quy trình nội bộ: Quy trình làm việc giữa các cấp, phòng ban, bộ phận và từng cá nhân

Quy trình làm việc với các khách hàng: Chăm sóc, tư vấn khách hàng và đối tác.

 

Bước 5: Áp dụng các công nghệ.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp có thành công hay không phần lớn nhờ vào khả năng áp dụng công nghệ. Nếu các công nghệ không được lựa chọn đúng, các chiến lược chuyển đổi số sẽ khó có thể thành công. Công nghệ lỗi thời thì chuyển đổi số khả năng thành công cũng sẽ thấp.

 

Những khó khăn, thách thức trong việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

 

Có thể liệt kê 5 khó khăn, thách thức trong việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Hạn chế ở tư duy, tâm thế của lãnh đạo doanh nghiệp
  • Thời gian tiến hành lâu hơn so với kế hoạch dự định
  • Mong đợi về một giải pháp hoàn hảo
  • Thiếu sự tập trung tích hợp
  • Năng lực đội ngũ không theo kịp những thay đổi

 

Tuy nhiên, gộp chung lại sẽ thấy được 2 thách thức lớn nhất đó là sự thiếu hụt kỹ năng và công nghệ. Lựa chọn được một đối tác phù hợp cùng giải pháp tối ưu về công nghệ, có kiến thức chuyên môn tốt sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được khó khăn.

 

Với sứ mệnh tư vấn và thiết lập hệ thống thông tin hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, GESO đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm SalesUp ERP hỗ trợ quản trị tổng thể doanh nghiệp.

 

ERP - Enterprise Resource Planning (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một hệ thống quản lý tổng thể, gồm nhiều phân hệ tích hợp và kết nối dữ liệu chặt chẽ với nhau, qua đó giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và minh bạch hơn .

 

Hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai thành công giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể SalesUp ERP cho nhiều công ty ở các lĩnh vực khác nhau, GESO tin rằng SalesUp ERP là lời giải cho bài toán chuyển đổi cho doanh nghiệp ở Việt Nam.

 

Hãy liên hệ đến GESO qua hotline: 0946 33 43 53 Email: htkh@geso.us

Để lại thông tin qua link: https://geso.us/lien-he

 

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay