VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY THÔNG MINH TRONG CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP

Nhà máy thông minh là một trong những bước nhảy vọt điển hình nhất khi nhắc tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một kỷ nguyên mới đang được mở ra cho lĩnh vực sản xuất với sự trỗi dậy của các hình thái nhà máy mới, tiên tiến, hiện đại, tối ưu và bền vững hơn bao giờ hết.

Kiến trúc công nghệ nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh là khái niệm mô tả việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra khả năng sản xuất siêu linh hoạt và tự thích ứng. Đây là một hệ thống linh hoạt, đã được lập trình trí tuệ nhân tạo, có thể tự tối ưu hóa hiệu suất trên mạng lưới rộng hơn, học hỏi từ các điều kiện mới trong thời gian thực và tự động điều hành toàn bộ quy trình sản xuất. Nhà máy áp dụng những thành tựu của công nghệ để nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và thời gian nhưng vẫn duy trì, thậm chí là hoàn thiện hơn về chất lượng của sản phẩm.

Nhà máy thông minh có sự tương tác tối ưu trong thời gian thực một cách liên tục theo cả hai chiều, từ tầng chiến lược đến tầng quản lý vận hành, tầng máy móc thiết bị, và ngược lại. 

  • Tầng chiến lược:

Đây là tầng dành cho Ban lãnh đạo và các quản lý cấp cao. Từ khu vực này nhà quản trị sẽ có cái nhìn trực quan về mọi hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp và nhà máy thông qua các công cụ phân tích, biểu đồ, số liệu trong thời gian thực. Nhờ vào đó giúp họ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược với hiệu quả cao như hoạch định kế hoạch sản xuất, phân bổ và kiểm soát kế hoạch nguyên vật liệu tự động,…

  • Tầng quản lý – vận hành:

Tầng này được dành để triển khai giữa các phòng ban trong doanh nghiệp như Mua hàng, Bán hàng, Tài chính kế toán, Kế hoạch,…Với mục tiêu tạo ra sự hợp tác và thúc đẩy hiệu quả, tạo nên dòng chảy xuyên suốt giữa các bộ phận trong nhà máy, tạo ra quy trình sản xuất tối ưu, tiết kiệm thời gian và đảm bảo kết nối dữ liệu từ tầng sản xuất lên tới khu vực quản trị thông qua các công cụ hiện đại như phần mềm ERP. 

  • Tầng IOT – Tự động hóa:

Áp dụng IoT để vận hành, một số công cụ thường sử dụng trong tầng này có thể nhắc đến như QR code, Barcode, Sensor, Workstation,… Đây là tầng có nhiệm vụ thu thập thông tin tình trạng máy móc, thống kê sản lượng sản xuất của mọi thiết bị trong nhà máy theo thời gian thực, từ đó cung cấp dữ liệu chính xác cho các tầng phía trên sử dụng và phân tích. 

  • Tầng máy móc – nhà xưởng: 

Đây là nơi các máy móc, công cụ thông minh được vận hành, thực hiện quy trình sản xuất ra thành phẩm. Tầng này được giám sát và điều khiển bởi các tầng ở phía trên. Hoạt động sản xuất tại đây được tự động hoá tối đa nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Kiến trúc nhà máy thông minh

Từ mô hình trên, hệ thống nhà máy thông minh sẽ tự động lập kế hoạch sản xuất và phân bổ nguồn lực dựa trên các dữ liệu từ các phòng ban, tính toán được nhu cầu vật tư chi tiết ứng với từng kịch bản sản xuất, đồng thời phân tích được năng lực sản xuất thực của nhà máy để ra quyết định chính xác hơn. Thông qua đó giúp doanh nghiệp nắm rõ được 3 yếu tố: What: Sản xuất sản phẩm gì? –  When: Sản xuất khi nào? – How: Sản xuất với số lượng bao nhiêu?

Vai trò của nhà máy thông minh trong chiến lược CĐS của DN

Mô hình nhà máy thông minh đã đặt một dấu son vàng cho bài toán sản xuất trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tại đây, các nhà máy sẵn sàng thích ứng với bất kỳ vấn đề riêng biệt nào mà doanh nghiệp gặp phải và chuyển hoá chúng thành những giá trị thiết thực. 

  • Bứt phá năng suất: Nhà máy thông minh đòi hỏi ít sự can thiệp của con người vào quá trình vận hành sản xuất. Vì thế, có thể hạn chế tối đa những rủi ro mang tính chủ quan và khách quan. Bên cạnh đó, với việc ứng dụng tự động hóa, hệ thống máy móc hiện đại có thể hoạt động hiệu quả 24/24, sản lượng đầu ra có thể đồng nhất, và đạt được năng suất cao, trong khi các chi phí đầu tư và chất lượng sản phẩm được kiểm soát một cách chặt chẽ nhất.
  • Gia tăng mức độ hài lòng: Nhà máy thông minh có khả năng sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng nhiều hơn các nhà máy theo hình thức cũ. Điều này giúp thỏa mãn cũng như gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, ngay cả khi thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành. 
  • Đạt lợi thế cạnh tranh: Nhà máy thông minh có thể làm việc với tốc độ nhanh hơn, tối ưu hơn, tinh gọn hơn và tiết kiệm hơn so với nhà máy truyền thống. Khi năng suất, chất lượng vượt trội và tỉ lệ sai số cực thấp, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt. Đây chính là lợi thế cạnh giúp họ bỏ xa các đối thủ của mình và tạo dựng được uy tín bền vững trên thị trường.

Mô hình nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp có cơ hội tạo ra các hình thức sản xuất – kinh doanh hiệu quả, linh hoạt, bằng cách kết nối hợp lý các quy trình và luồng thông tin giữa các bộ phận liên quan. Hỗ trợ cải thiện hoạt động vận hành sản xuất và các quy trình lõi trong doanh nghiệp, giúp tối ưu chi phí, nâng cao hiệu suất, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với đích đến “thành công” trên hành trình chuyển đổi số.

Giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 của GESO

Đặc trưng của các nhà máy Việt Nam là hệ thống cơ sở hạ tầng thấp, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất còn nhiều hạn chế nên việc áp dụng ngay các hình mẫu nhà máy của nước ngoài, “nhảy vọt cấp” lên mô hình nhà máy thông minh sẽ khiến doanh nghiệp phải tiêu tốn lượng ngân sách khổng lồ và rất dễ dẫn tới khủng hoảng. Chính vì vậy, khi mới bắt đầu triển khai mô hình nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần phải biết mình cần gì và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về Công nghệ – Quy trình – Con người, để việc xây dựng nhà máy thông minh đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tại thị trường Việt Nam, giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 do GESO phát triển là một trong những lựa chọn hàng đầu để ứng dụng công nghệ giúp nhà máy sản xuất trở nên thông minh hơn. Các module Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Quản lý kho vận với công nghệ tiên tiến, mô hình nhà máy thông minh chuẩn quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn ISO/HACCP và phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Giải pháp số hóa này không chỉ phù hợp với các nhà máy mới, hiện đại mà còn có thể áp dụng vào các nhà máy lâu đời, các doanh nghiệp truyền thống, tạo nên sự biến chuyển tích cực trong sản xuất.

Giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 của GESO

Để hiện thực hóa mô hình này, các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình cụ thể và hơn hết là đơn vị đồng hành tin cậy. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về nhà máy thông minh, hãy liên hệ với GESO qua hotline 0946 33 43 53 hoặc truy cập vào https://geso.us/lien-he để được tư vấn và demo miễn phí.

Trả lời