GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO DOANH NGHIỆP

Chi phí sản xuất được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế suy thoái do hậu quả của dịch Covid, tình hình chính trị bất ổn hay lạm phát tăng cao làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Hệ quả là giá cả nguyên vật liệu leo thang tạo ra một áp lực lớn về chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể duy trì hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường buộc doanh nghiệp phải tối ưu hóa chi phí, cùng với đó là cải tiến quy trình sản xuất, tham gia chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh sản xuất.

Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho các nguồn lực đầu vào cần thiết như: nguyên vật liệu, lực lượng lao động, trang thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc nắm rõ được chi phí sản xuất cho phép các doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả, đặt mục tiêu và xác định chiến lược sản xuất một cách tối ưu nhất. 

Chi phí sản xuất có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau của doanh nghiệp. Một số loại chi phí sản xuất chính bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí đầu vào của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, các công cụ dùng cho hoạt động sản xuất 
  • Chi phí nhân lực: những khoản chi phí về tiền lương, phúc lợi và chế độ đãi ngộ dành cho công nhân khối sản xuất và lực lượng lao động khối văn phòng.
  • Chi phí các dịch vụ bên ngoài: Bao gồm mọi chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước,  vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí khác: chi phí tồn kho đối với hàng dự trữ và vật tư máy móc, chi phí cho các hạng mục bảo trì bảo dưỡng định kỳ nhà máy… 
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Nguyên nhân làm gia tăng chi phí sản xuất không đáng có

Xây dựng bản kế hoạch sản xuất thiếu hiệu quả và chính xác:

Sản xuất quá nhiều sản phẩm so với nhu cầu thực tế của thị trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng chi phí cho quy trình sản xuất. Điều này xuất phát từ việc các thông tin dữ liệu không được cập nhật tức thời và thiếu độ chính xác, doanh nghiệp không có thông tin dự báo về xu hướng thị trường, cũng như nhu cầu của khách hàng trong kế hoạch sản xuất của mình. 

Bên cạnh đó, một bản kế hoạch sản xuất kém hiệu quả cũng có thể khiến cho các hoạt động trong dây chuyền sản xuất diễn ra thiếu ổn định, dẫn tới tình trạng thiếu sót hoặc dư thừa gây lãng phí về mặt tài chính.

Tồn kho không an toàn:

Tồn kho đồng nghĩa sẽ phát sinh chi phí lưu kho (chi phí thuê mặt bằng, bảo quản, các biện pháp quản lý an toàn, hao hụt…) và chi phí đặt hàng (chi phí tìm kiếm nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm vận chuyển…). Hàng tồn kho quá thấp hoặc quá cao có thể có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số các chi phí sau đây sẽ đội lên cao hơn như: Chi phí tồn trữ; Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng; Chi phí phối hợp sản xuất; Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn…

Số lượng sản phẩm không đạt chất lượng: 

Những sản phẩm không đạt chất lượng, bị lỗi hay có vấn đề trong quá trình sản xuất được yêu cầu thu hồi hoặc bị trả lại là điều mà các doanh nghiệp rất khó tránh khỏi. Với đặc thù sản xuất hàng loạt, sản xuất số lượng lớn, mọi yếu tố nhỏ nhất trong quy trình đều đòi hỏi sự chính xác cao. Việc sản phẩm không đạt chất lượng hoặc gặp vấn đề trong nhà máy cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ bị đội lên nhiều lần. Thậm chí, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm khoản phí sản xuất lại đối với những sản phẩm gặp lỗi và chi phí bồi thường nếu như sản phẩm đã bàn giao cho khách hàng. 

Thống kê báo cáo sản xuất thủ công dễ xảy ra sai sót:

Để có thể đưa ra các báo cáo về số liệu cụ thể để phục vụ cho việc theo dõi sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện việc thống kê các số liệu bao gồm: danh sách nguyên vật liệu đầu vào, số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng sản phẩm (tỷ lệ lỗi, định mức tỷ lệ lỗi), năng lực sản xuất, tiến độ sản xuất, đơn hàng… Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lại đang thực hiện thao tác trên theo phương pháp thủ công. Điều này khiến doanh nghiệp không có được một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về toàn bộ hoạt động sản xuất của mình theo thời gian thực để xây dựng được những chiến lược sản xuất hiệu quả. 

Sử dụng các thiết bị, phương pháp sản xuất lỗi thời, kém hiệu quả:

Trong quá trình sử dụng, các thiết bị trong nhà máy có thể gặp 1 số vấn đề về kỹ thuật cần bảo trì hoặc thay thế. Việc ngưng hoạt động các máy móc thiết bị này trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tạo ra thời gian chết trong nhà máy. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng các phương pháp sản xuất lỗi thời, sử dụng nhiều nhân công thay vì máy móc tự động hóa. Điều này sẽ kéo dài thời gian sản xuất, vì thời gian lao động của con người có giới hạn, trong khi máy móc có thể hoạt động suốt 24/7.

Tầm quan trọng của việc tối ưu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp

Tối ưu chi phí sản xuất là việc doanh nghiệp sử dụng những phương pháp khác nhau dựa trên quy mô và lĩnh vực sản xuất để giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí trong sản xuất, tối ưu hóa các giá trị đầu vào cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được tính hiệu quả cao. Các lợi ích có thể thấy rõ trong việc tối ưu chi phí sản xuất bao gồm:

Cải thiện doanh thu và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Nếu chi phí sản xuất ở mức quá cao và doanh thu thấp thì lợi nhuận thu được hầu như bằng không hoặc thậm chí nguy hiểm hơn có thể rơi vào tình trạng lỗ. Chính vì vậy, việc giảm thiểu chi phí sản xuất ở mức thấp nhất sẽ là tiền đề cho các doanh nghiệp củng cố thêm nguồn lực tài chính, tự tin tham gia vào những dự án có tiềm năng và hướng phát triển sản phẩm mũi nhọn của mình. Qua đó, dòng tiền sẽ được gia tăng từ doanh thu và lợi nhuận sản xuất để doanh nghiệp tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô, cải thiện cho nhà máy. 

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường:

Khi đã cắt giảm và tối ưu hóa được các loại chi phí trong nhà máy sản xuất của mình, doanh nghiệp có thể tiến tới chiến lược giảm giá thành sản phẩm để tạo ra sự cạnh tranh về giá so với các đối thủ trên thị trường. Bằng cách giảm chi phí sản xuất, nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp sẽ cung cấp giá trị tốt hơn cho khách hàng, điều này có thể dẫn đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng tăng lên đáng kể. 

Bên cạnh đó, việc tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận còn giúp doanh nghiệp có một khoản riêng để đầu tư thêm vào các giải pháp công nghệ tiên tiến và các chiến dịch quảng bá, marketing nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu và tăng thị phần cho doanh nghiệp. 

Tăng hiệu quả sản xuất cho nhà máy:

Tối ưu hóa chi phí sản xuất thường liên quan đến việc hợp lý hóa các quy trình và nâng cao hiệu quả, điều này có thể giúp các doanh nghiệp hoàn thành nhiều dự án hơn trong thời gian ngắn hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn.

Doanh nghiệp cần làm gì để cắt giảm chi phí sản xuất?

Kiểm soát và giảm chi phí nguyên vật liệu ở mức thấp nhất:

Chi phí nguyên vật liệu là yếu tố sẽ quyết định tới giá bán của sản phẩm. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí này, doanh nghiệp có thể nhập nguyên vật liệu với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu cao và ít chịu tác động bởi sự leo thang về giá của nguyên vật liệu trên thị trường. Tuy nhiên, điều này cần được tính toán kỹ lưỡng dựa trên bản dự đoán nhu cầu khách hàng để tránh tính trạng nhập quá nhiều nguyên vật liệu dẫn đến tồn kho dư thừa gây lãng phí. 

Giảm chi phí nhân công:

Chi phí dành cho lực lượng lao động chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần sắp xếp lại nguồn nhân lực trong toàn bộ quá trình sản xuất một cách hợp lý, có thể giảm chi phí nhân công bằng cách giảm số lượng lao động không cần thiết. Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng tiền lương nhất định mà còn giảm được các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm, đãi ngộ,… 

Ngoài ra, một phương pháp khác cũng thường được các doanh nghiệp sản xuất sử dụng khá phổ biến là tăng năng suất lao động bằng việc đào tạo chuyên môn, cải thiện kỹ năng và nâng cao tay nghề cho công nhân của mình. 

Cải tiến quy trình sản xuất:

Doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình sản xuất trong nhà máy của mình theo hướng loại bỏ tối đa các công đoạn, thao tác dư thừa không cần thiết trong dây chuyền để tránh tình trạng lãng phí nhân sự, nguyên liệu và vật tư thiết bị. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá chi phí sản xuất, bổ sung nguồn lực tài chính cho những công đoạn khác. 

Đầu tư trang thiết bị và ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất:

Việc doanh nghiệp chuyển đổi thành công trong việc ứng dụng các loại thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất một cách hiệu quả thì sẽ giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu tối đa các loại chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu, và đảm bảo được yếu tố chất lượng cho sản phẩm. Tuy nhiên, các trang bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ cần một khoản chi phí đầu tư khá lớn trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chọn lọc phù hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên quy mô và lĩnh vực sản xuất của mình để xác định đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Tối ưu chi phí sản xuất là chìa khóa để đảm bảo sự thành công lâu dài cho sản phẩm ở bất kỳ ngành nghề nào. Nhưng đối với nhiều doanh nghiệp, việc đạt được sự cân bằng giữa chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất thấp là một cuộc đấu tranh không ngừng. Với rất nhiều biến số cần xem xét – bao gồm nguyên liệu thô, quy trình, chi phí lao động, tỷ suất lợi nhuận,… – việc duy trì chi phí sản xuất hợp lý không phải là dễ dàng, tuy nhiên là một điều cần thiết.

Quản Lý Sản Xuất 4.0 – Giải pháp tối ưu phí sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất tổng thể của GESO vào quá trình vận hành, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình sản xuất từ những bước đầu tiên như lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào cho đến quy trình kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm… giảm thiểu chi phí sản xuất đến mức tối đa nhờ tính toán được định mức nguyên vật liệu tự động, chính xác theo từng kịch bản sản xuất riêng lẻ. 

Với các tính năng linh hoạt nhằm tự động hóa các thao tác nghiệp vụ, giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 của GESO hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và chuẩn hóa thông tin, cùng tối ưu nguyên vật liệu bằng cách kiểm soát tồn kho thành phẩm, xác định thời gian cho các lệnh sản xuất hợp lý. Đồng thời xây dựng chính sách linh động từ nhà máy cho đến xuất – nhập kho, giúp việc giao vận luôn được xuyên suốt và liền mạch, đảm bảo tồn kho an toàn, không gây thiếu hụt hay thất thoát hàng hóa không đáng có. 

Song song với việc quản lý số lượng và tính toán tự động, Quản Lý Sản Xuất 4.0 cho phép kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất. Nhờ có hệ thống nhà máy thông minh đáp ứng tiêu chuẩn ISO/HACCP và ISO/GMP, sử dụng các công nghệ tiên tiến như phân tích dữ liệu tự động và quản lý Hồ sơ điện tử, các doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm từng bước trong quy trình, từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng. Điều này giúp phát hiện lỗi sớm, giảm thiểu sản phẩm lỗi và nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Tối ưu chi phí sản xuất là một khía cạnh quan trọng để điều hành một doanh nghiệp thành công. Bằng cách giảm chi phí trong khi duy trì hoặc cải thiện chất lượng, các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng cạnh tranh và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Chìa khóa để tối ưu chi phí sản xuất thành công là tham gia chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh sản xuất, sẵn sàng đón nhận sự thay đổi để luôn dẫn đầu và duy trì tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh có nhịp độ nhanh ngày nay.

Với hiểu biết nhất định về các ngành công nghiệp sản xuất và thấu hiểu những băn khoăn của khách hàng, GESO tự tin là đối tác phù hợp của doanh nghiệp hành trình chuyển đổi số. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0946 33 43 53 hoặc truy cập vào https://geso.us/lien-he để được tư vấn và demo miễn phí.

Trả lời