GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TOÀN DIỆN CHO NGÀNH DƯỢC TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Ngành dược với rất nhiều yêu cầu quản trị chuyên biệt, đòi hỏi tuân thủ quy định khắt khe. Đặc biệt, đáp ứng tiêu chuẩn GMP một trong những công việc quan trọng hàng đầu trong nhà máy sản xuất hoặc các cơ sở bảo quản thuốc. Do đó, ứng dụng giải pháp chuyển đổi số để quản lý toàn diện doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp các công ty sản xuất dược phẩm Việt Nam nâng cao nội lực và gia tăng ưu thế cạnh tranh ngay trên chính sân nhà.

Tiêu chuẩn GMP là gì? Tiêu chuẩn GMP có vai trò như thế nào đối với ngành Dược?

GMP được biết đến với tên gọi đầy đủ là Good Manufacturing Practices, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System) và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, là những quy định chung hoặc các hướng dẫn đảm bảo các nhà sản xuất luôn tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

GMP bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất, bao gồm từ các nguyên liệu đầu vào (dược liệu, tá dược, bao bì, nguồn nước…), cơ sở sản xuất và trang thiết bị, việc đào tạo và vệ sinh cá nhân của nhân viên… được chi tiết bằng văn bản cho mỗi quá trình mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thành phẩm. Với các nhà máy áp dụng GMP, phải có hệ thống quy trình kiểm soát chi tiết theo từng bước trong quá trình sản xuất – mỗi khi một sản phẩm được thực hiện.

Theo quyết định của Bộ y tế ở Việt Nam, Dược phẩm là 1 trong số các ngành có yêu cầu điều kiện vệ sinh cao thuộc lĩnh vực chế biến, sản xuất bắt buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn GMP trong nhà máy. Các lợi ích của tiêu chuẩn GMP có thể kể đến như:

  • Giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng
  • Hạn chế ô nhiễm các sản phẩm
  • Hạn chế thiệt hại về sức khỏe, an toàn cho người sử dụng
  • Giúp tiết kiệm chi phí sản xuất
  • Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý
  • Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm
  • Làm tiền đề và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO22000

Thách thức của ngành Dược trong thời đại 4.0

Thị trường ngành Dược phẩm được đánh giá là một “mảnh đất trù phú” thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động như: FPT Retail, Thế giới Di động, Digiworld, Nguyễn Kim…Mức độ cạnh tranh trong thị trường Dược những năm tới được đánh giá sẽ diễn ra khốc liệt hơn trên hầu hết các phân khúc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Dược cũng phải đối mặt với những thách thức bên trong nội tại đó là bài toán tối ưu chi phí bán hàng, quản lý sản xuất, các tiêu chuẩn của ngành Dược cần tuân thủ, nắm bắt tình hình cũng như độ bao phủ thị trường…

Trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp Dược, hoạt động quản lý vẫn được thực hiện thủ công qua sổ sách, giấy tờ, hoặc phải sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm như: bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho, quản lý chất lượng…riêng biệt. Điều này gây ra những bất cập cho đội ngũ nhân sự cũng như ban lãnh đạo như: 

  • Các quy trình, thủ tục chồng chéo, thông tin dữ liệu từ các phòng ban không đồng nhất dẫn đến năng suất làm việc kém
  • Không có thông tin tiến trình sản xuất, kinh doanh do các dữ liệu không được cập nhật tức thời theo thời gian thực
  • Lãng phí thời gian lẫn nguồn lực do bị vùi lấp trong các báo cáo thủ công, vừa chậm trễ vừa thiếu chính xác, từ đó gây trở ngại trong việc xem xét và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Mặt khác, dược phẩm là một mặt hàng đặc biệt. Ngoài tác dụng phòng, điều trị bệnh, chúng còn phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Việc một loại thuốc chưa được kiểm nghiệm được đưa ra thị trường có thể đem đến nhiều tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, việc đảm bảo công tác kiểm nghiệm chất lượng, tuân thủ nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong ngành thuốc và dược phẩm như: GMP, GSP, GLP, GDP… trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất.

Do đó, doanh nghiệp Dược cần đến một hệ thống quản trị chuyên nghiệp để quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải quyết các thách thức trên trên một cách thỏa đáng. Vậy đâu là giải pháp để doanh nghiệp Dược bứt phá trong thời đại số?

Quản Lý Sản Xuất 4.0 – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp ngành Dược

Quản Lý Sản Xuất 4.0 do GESO phát triển là bộ giải pháp quản trị toàn diện và chuyên sâu cho doanh nghiệp Dược trong thời đại số.

Giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 của GESO có tích hợp hệ thống nhà máy thông minh, cho phép kiểm soát toàn diện chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng trong quá trình sản xuất theo từng công đoạn và chất lượng thành phẩm được đưa ra kênh phân phối. Tất cả quá trình quản lý chất lượng này đều tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO/GMP của các nhà máy sản xuất quốc tế, cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng quy trình và tiêu chuẩn đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quốc tế và chuẩn mực trong lĩnh vực sản xuất nói chung, và ngành dược phẩm nói riêng.

Điểm sáng của giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 chuyên sâu cho ngành Dược phẩm đó là góp phần số hóa toàn bộ hồ sơ lô sản xuất thành hồ sơ lô điện tử, hồ sơ kiểm nghiệm điện tử và được lưu trữ trên hệ thống phần mềm. Từ đó doanh nghiệp có thể: Truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu, truy xuất chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất một cách tức thời và chính xác nhất, giảm thiểu 100% giấy tờ và không gian lưu trữ hồ sơ lô sản xuất so với cách truyền thống.

Đối với hoạt động quản lý kho, Giải pháp số hóa của GESO sẽ thay thế các tác vụ quản lý kho thủ công bằng các quy trình tự động hóa: Xuất/Nhập kho theoo phương pháp FEFO hoặc FIFO để tránh hao mòn vô hình;  Ghi nhận các thông tin chính xác thông qua QR code/ Barcode được tích hợp trên smartphone, cho phép nhân viên chỉ cần quét mã gắn trên bề mặt sản phẩm và nhập số lượng sản phẩm.

Thêm vào đó, Quản Lý Sản Xuất 4.0 có thể tích hợp với các thiết bị ngoại vi để hỗ trợ giao tiếp với hệ thống SalesUp ERP, cung cấp các thông tin dữ liệu trực quan. Từ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi toàn bộ tiến trình và đánh giá được hiệu quả sản xuất của nhà máy.

Bên cạnh gói giải pháp Enterprise, GESO cũng phát triển thêm gói Quản Lý Sản Xuất 4.0 phiên bản SaaS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không cần phải đầu tư lớn vào chi phí mua phần mềm và hạ tầng phần cứng để triển khai, doanh nghiệp chỉ trả một khoản phí hàng tháng cho việc sử dụng các module trên nền tảng SaaS. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và giảm bớt gánh nặng tài chính.

Với nhiều ưu điểm trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý sản xuất nói riêng, giải pháp của GESO đã được nhiều tên tuổi trong ngành Dược phẩm tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn như: Sohaco, Traphaco, Dược Tuệ Linh, Dược Hà Tĩnh, Hadiphar, Dược Nam Hà… Sau khi ứng dụng, bức tranh tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều được tổng hợp nhanh chóng, chính xác và kịp thời, cùng với đó là sự tối ưu về thời gian và nguồn lực, giúp doanh nghiệp gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vận động và thay đổi từng giờ, điều kiện để các doanh nghiệp nói chung và các công ty Dược nói riêng trụ vững và vươn ra thế giới chính là khả năng khai thác nền tảng công nghệ hiện đại để chuyển đổi số toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa vốn đầu tư ban đầu. 

Liên hệ ngay với GESO để được tư vấn và demo giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 miễn phí

Hotline: 0946 33 43 53

Email: sales@geso.us

Trả lời