Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức DMS

PHÂN BIỆT PHẦN MỀM DMS VS CRM TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

19-08-2022 04:26:37 PM - 1816

DMS vs CRM đều hoạt động trên nền tảng đám mây, với nhiệm vụ hỗ trợ việc bán hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, hai phần mềm này lại có nhiều điểm khác nhau. Cùng GESO tìm hiểu DMS và CRM trong bài viết sau nhé!

 

Phân biệt phần mềm DMS vs CRM trong quản trị doanh nghiệp
Phân biệt phần mềm DMS vs CRM trong quản trị doanh nghiệp

 

Khái niệm DMS vs CRM

 

  • DMS (viết tắt của từ tiếng Anh Distribution Management System) là giải pháp chuyên biệt cho ngành sản xuất, phân phối, giúp doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường tiềm năng. Phần mềm này ghi nhận những diễn biến như: hoạt động của nhân viên bán hàng, quản lý tồn kho, công nợ,...
  • CRM (viết tắt của từ tiếng Anh Customer Relationship Management) là giải pháp hỗ trợ quản trị và chăm sóc khách hàng. Phần mềm này giúp quản trị dữ liệu khách hàng (họ tên, số điện thoại, email, tài khoản,...) trên cùng một hệ thống để thuận tiện cho việc tìm hiểu nhu cầu, thói quen của họ.

 

DMS vs CRM là một trong những phần mềm nổi bật của doanh nghiệp
DMS vs CRM là một trong những phần mềm nổi bật của doanh nghiệp

 

Những điểm chung của phần mềm DMS và phần mềm CRM

 

Dưới đây là một số điểm tương đồng giữa phần mềm DMS vs CRM:

 

  • DMS hay CRM đều hoạt động chủ yếu trên nền tảng đám mây, cho phép người dùng truy cập dữ liệu thông qua internet ở bất cứ đâu và trên đa nền thiết bị.
  • Cả 2 phần mềm này đều có tính ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp cao.
  • Phần mềm DMS và CRM đều được tích hợp module quản lý bán hàng, giúp tự động hóa và tương tác với khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào. Nhân viên phụ trách có thể theo dõi, hỗ trợ khách hàng từ tiềm năng đến cơ hội hợp tác.
  • DMS vs CRM hoàn toàn tích hợp vào hệ thống ERP để thuận tiện cho người sử dụng.

 

>>> Xem thêm: ERP là gì?

 

Sự khác nhau giữa phần mềm DMS và phần mềm CRM

 

Mặc dù có nhiều điểm chung giữa 2 phần mềm này, nhưng đây là 2 nền tảng khác nhau và đều mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. 

 

  DMS CRM
Tên viết tắt   Distribution Management System. Customer Relationship Management.
Mục đích sử dụng   Quản lý hệ thống kênh phân phối. Hỗ trợ chăm sóc khách hàng.
Đối tượng áp dụng Doanh nghiệp sản xuất - phân phối. Mọi doanh nghiệp
Đối tượng quản lý Kênh phân phối. Khách hàng và đối tác.
Các bộ phận áp dụng  Nhân viên, giám sát, kế toán và giám đốc bán hàng. Bộ phân kinh doanh, marketing và chăm sóc khách hàng.
Quy mô doanh nghiệp nên áp dụng Mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và lớn.
Thời gian triển khai Ngắn và trung hạn. Trung và dài hạn.
Các nhóm tính năng chính 

- Quản lý nhân viên bán hàng.

- Quản lý kênh phân phối.

- Quản lý hoạt động tại các điểm bán.

 

- Quản lý liên lạc.

- Quản lý giao dịch.

- Phân tích.

- Khai báo và quản lý.

 

 

Thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng tham khảo trong nội dung sau đây.

 

Tên viết tắt

 

  • DMS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Distribution Management System, tạm dịch: Hệ thống quản lý kênh phân phối.
  • CRM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Customer Relationship Management, tạm dịch: Quản trị quan hệ khách hàng.

 

Mục đích sử dụng DMS vs CRM

 

  • DMS: Phần mềm này giúp hiện đại hóa các công việc quản lý kênh phân phối để giảm tải các công việc thủ công, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên sale. Ngoài ra, đây còn là cầu nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và điểm bán hàng.
  • CRM: Mở ra cơ hội tiếp cận và giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và xây dựng lòng trung thành thương hiệu tốt hơn. 

 

Phần mềm DMS được dùng để hỗ trợ quá trị kênh phân phối
Phần mềm DMS được dùng để hỗ trợ quá trị kênh phân phối

 

Đối tượng áp dụng

 

  • DMS: Tương thích cao nhất với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối.
  • CRM: Phù hợp với doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hiện nay.

 

Đối tượng quản lý của phần mềm DMS và CRM

 

  • DMS: Thông qua phần mềm, người quản lý có thể kiểm soát mọi yếu tố xảy ra trên kênh phân phối từ nhà sản xuất → nhà phân phối → đại lý hoặc điểm bán.
  • CRM: Chỉ có thể thực hiện các thao tác quản lý liên quan đến khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.

 

Các bộ phận áp dụng

 

  • DMS: Các bộ phân có thể sử dụng hệ thống gồm nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng, kế toán bán hàng và giám đốc bán hàng.
  • CRM: Gồm có bộ phận kinh doanh, marketing và đội ngũ chăm sóc khách hàng. 

 

CRM có thể được sử dụng bởi phòng marketing để nghiên cứu hành vi khách hàng
CRM có thể được sử dụng bởi phòng marketing để nghiên cứu hành vi khách hàng

 

Quy mô doanh nghiệp nên áp dụng

 

  • DMS: Phù với mọi quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, kể cả tập đoàn, nhà phân phối,...
  • CRM: Chủ yếu áp dụng cho doanh nghiệp vừa và lớn.

 

Thời gian triển khai DMS vs CRM trong doanh nghiệp

 

  • DMS: Phù hợp với các kế hoạch trong thời gian trung và ngắn hạn.
  • CRM: Phù hợp với các kế hoạch trong thời gian trung và dài hạn.

 

Các nhóm tính năng chính

 

  • DMS: quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường (phân bổ tuyến bán hàng, giám sát vị trí, thời gian qua GPS, hỗ trợ quá trình thị trường), quản lý hoạt động bán hàng kênh phân phối (thiết lập, triển khai chương trình khuyến mãi, đơn hàng tại điểm bán, quản lý kho hàng), quản lý hoạt động điểm bán (theo dõi hàng tồn kho, trưng bày, theo dõi chỉ tiêu, độ phủ và thị phần sản phẩm).
  • CRM: module liên lạc, giao dịch, phân tích, khai báo và quản lý.

 

Thời điểm triển khai DMS và CRM?

 

Với phần mềm DMS thì doanh nghiệp phân phối có thể triển khai tại bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp lớn, có chu trình sản xuất phức tạp và đòi hỏi xử lý thông tin nhiều thì đây là giải pháp tối ưu để hạn chế công việc, giảm thiểu sai sót.

 

Doanh nghiệp phân phối - sản xuất có thể triển khai hệ thống DMS bất cứ giai đoạn nào trong quy trình sản xuất
Doanh nghiệp phân phối - sản xuất có thể triển khai hệ thống DMS bất cứ giai đoạn nào trong quy trình sản xuất

 

Còn các doanh nghiệp lớn, đã có lượng khách hàng đảm bảo thì việc quản lý thông tin và phân tích khách hàng thủ công sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để triển khai CRM vào hệ thống quản lý doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên, việc triển khai DMS vs CRM còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đủ nguồn lực thì hoàn toàn có thể triển khai cùng lúc ngày từ đầu. 

 

DMS và CRM hoạt động như thế nào trong cùng một doanh nghiệp phân phối 

 

Vậy, liệu CRM vs DMS có thể cùng hoạt động trong một doanh nghiệp phân phối hay không?

 

Về nguyên lý hoạt động, phần mềm DMS được thao tác chủ yếu trên nền tảng đám mây, công nghệ GPS và bản đồ số. Có 3 nhân tố chính tham gia vào quy trình hoạt động là nhà quản lý, nhân viên sales thị trường và kế toán. Trong đó, nhân viên sales đóng vai trò nòng cốt, với mọi thông tin về khách hàng thu thập được đều ghi nhận bởi phần mềm. 

 

Với CRM, thông tin lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và được khai thác để tìm ra khách hàng tiềm năng và chăm sóc. Xét trong lĩnh vực sản xuất - phân phối thì khách hàng được xem là đại lý, điểm bán. 

 

Do đó, chúng ta có thể nói rằng module quản lý nhà phân phối của phần mềm DMS là một CRM thu nhỏ, đặc thù với doanh nghiệp sản xuất - phân phối.

 

SalesUp DMS - phần mềm quản trị phân phối hiệu quả

 

SalesUp DMS là giải pháp quản lý hệ thống phân phối tối ưu được cung cấp bởi GESO - Công ty Cổ phần Giải Pháp Doanh Nghiệp Toàn Cầu. Với hơn 1 thập kỷ từ khi thành lập, chúng tôi không ngừng phát triển và nâng cao chuyên môn để có thể mang lại những giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp hữu ích.

 

SalesUp DMS là giải pháp hiệu quả trong quản lý sản xuất
SalesUp DMS là giải pháp hiệu quả trong quản lý sản xuất

 

Phần mềm quản trị phân phối DMS giúp Quý khách quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối bán hàng theo thời gian thực. Điểm đặc biệt của phần mềm này so với các sản phẩm DMS khác là khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi trên cả nền tảng web và ứng dụng. 

 

Dưới đây là một số điểm nổi bật trên hệ thống SalesUp DMS được cung cấp bởi GESO:

 

  • PDA (thiết bị kỹ thuật số) hỗ trợ quá trình bán hàng.
  • Quản lý tồn kho hiệu quả, để tạo tiền đề xây dựng kế hoạch thúc đẩy bán hàng phù hợp.
  • Khai báo và quản lý các chương trình khuyến mãi, tích lũy điểm thưởng hoặc trưng bày sản phẩm.
  • Các báo cáo, thống kê của SalesUp DMS được hiển thị sinh động, với nhiều biểu đồ khác nhau để thuận tiện cho người quản lý kiểm tra.
  • Hệ thống được thiết đặt sẵn và ghi nhận dữ liệu mỗi khi thực hiện nên không gây ảnh hưởng đến nhân sự sau.
  • Hỗ trợ quản lý khách hàng.
  • Quản lý quá trình trưng bày sản phẩm.
  • Hệ thống được tự động hóa và có thể theo dõi KPI của nhân viên bán hàng.

 

DMS vs CRM là 2 phần mềm chuyên biệt với những tính năng và lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, Quý khách hoàn toàn có thể tích hợp CRM vào hệ thống DMS để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc sản xuất - phân phối. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, DEMO miễn phí phần mềm SalesUp DMS. Hoặc nhận hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia:

 

  • Hotline: 0946 33 43 53 
  • Email: htkh@geso.us

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay