Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

VÌ SAO TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ERP THẤT BẠI NHIỀU HƠN LÀ THÀNH CÔNG???

17-12-2019 11:03:14 AM - 2356

Những chuyên gia hàng đầu nhận định rằng, gần 70% dự án ứng dụng ERP thất bại, khoảng 50% khách sử dụng dịch vụ ERP cho rằng các chương trình phần mềm không đạt được mục đích đề ra, khoảng 30% là hài lòng với sự thành công của những dự án ERP.

Vậy nguyên nhân là gì? Có nhiều phân tích về nguyên nhân dẫn đến việc thất bại của ERP, bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và hiểu rõ hơn.

 

 

1, Lãnh đạo chưa đủ quyết tâm.

 

Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong tổ chứ nhưng thường giao cho một số bộ phận như kế toán hoặc IT để phụ trách hoàn toàn việc triển khai ERP từ khâu lựa chọn, tư vấn đến triển khai Sau đó khi vấp phải những khó khăn trong quá trình triển khai thì dễ dàng nản chí, không quyết tâm và dễ bỏ cuộc.

 

2, Bỏ qua khâu tư vấn, xây dựng và thống nhất quy trình.

 

Trước khi triển khai phần mềm ERP đa số các doanh nghiệp quen với cách sử dụng các loại phần mềm phân tán và ban giám đốc hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ kế toán và các báo cáo kế toán. Đến khi ứng dụng ERP chuyển sang 1 quy trình cách làm việc hoàn toàn mới và khác lạ thì nảy sinh rất nhiều bất đồng và bỡ ngỡ. Nếu ở mức độ cao hơn sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tư tưởng dẫn tới việc đổ lỗi cho nhau mà không giải quyết được vấn đề.

 

3, Sự tin tưởng và quá kỳ vọng của KH vào ERP.

 

Khách hàng đặt niềm tin quá lớn và coi ERP là công cụ vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề của doanh nghệp, có mọi chức năng mà doanh nghiệp cần. Cho rằng một công cụ cao siêu phải giải quyết mọi vấn đề và không phải trả thêm phí cho những chức năng mở rộng.

 

4, Coi nhẹ yếu tố con người

 

Trên thực tế, giải pháp ERP không giúp doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự mà chỉ giúp cho khâu quản lý tốt hơn, khối lượng công việc có thể nhanh gọn, chính xác hơn. Nhiều doanh nghiệp quá coi trọng công nghệ nghĩ rằng công nghệ có thể hoàn toàn thay thế con người và khi triển khai dự án đã cắt giảm nhân sự, tuy nhiên đây cũng là một sai sót lớn.

 

5, Quan điểm của nhà cung cấp ERP và doanh nghiệp không tương đồng.

 

Trong quá trình triển khai sẽ phát sinh rất nhiều bất đồng không nằm trong hợp đồng kế hoạch triển khai. Mỗi bên đều khăng khăng giữ quan điểm của mình nhất là khách hàng đòi hỏi theo ý mình và nhà cung cấp ERP không thể chấp nhận do không đúng quy trình hoặc việc tùy biến sẽ phát sinh nhiều chi phí mà khách hàng không chịu.

 

6, Quá tải đội ngũ do phải làm cùng lúc hai việc.

 

Trong và ngoài nội bộ khách hàng có thể nảy sinh nhiều xung đột trong quá trình triển khai. Sự quá tải đối với nhân sự khi phải tiếp nhận cái mới và vẫn phải song hành với những cái cũ trong quá trình triển khai dẫn đến việc áp lực tăng, xung đột bùng nổ nếu không được kiểm soát kiệp thời và khéo léo.

 

7, Không ý thức được khó khăn phát sinh về tài chính và công việc chủ quan cho rằng việc triển khai là dễ thực hiện.

 

Vì những quy trình của mỗi doanh nghiệp rất phức tạp và việc áp dụng cho từng quy trình sẽ có những phát sinh mới mà doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp chưa thể lường hết được. Với những phát sinh đó thì thường là doanh nghiệp phải chịu các chi phí tùy biến nhưng lại không đủ nguồn lực để theo đuổi dự án dẫn tới tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.

 

8, Các công việc của doanh nghiệp cắt ngang quá trình triển khai: sát nhập, phân tách, cổ phần hóa…

 

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay