Contents
Hiện nay, hoạt động trong các nhà máy sản xuất đều hướng tới việc tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất và lợi nhuận, giảm chi phí ở mức tối đa. Mục tiêu nghe có vẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một bài toán cực kỳ khó, nếu doanh nghiệp không hoạch định một kế hoạch cụ thể, một hướng đi đúng đắn thì sẽ rất khó để tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng theo hướng tự động hóa.
Những khó khăn còn tồn đọng trong quy trình sản xuất tại Việt Nam
Tối ưu hóa quy trình sản xuất là quá trình cải thiện hiệu quả và năng suất của hoạt động sản xuất bằng cách thực hiện một loạt các biện pháp để giải quyết các vấn đề và hạn chế trong quá trình sản xuất. Mục tiêu chính là tối ưu hóa mọi khía cạnh của quá trình, từ tăng cường khả năng sản xuất, loại bỏ các sai sót, đến giảm thiểu sự lãng phí. Tuy nhiên tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà máy chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, cùng tìm hiểu những thử thách mà chủ doanh nghiệp cần giải quyết: :
Dây chuyền và thiết bị cũ, phụ thuộc nhiều vào nhân công: Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng những dây chuyền, thiết bị vốn đã lỗi thời. Năng suất sản xuất thấp, quy trình chưa được số hóa và phụ thuộc nhiều vào nhân công, làm gia tăng rủi ro về hiệu quả, chất lượng và chi phí vận hành, đồng thời gây khó khăn trong công tác quản lý nhân sự.
Dữ liệu không được cập nhật tức thời: Dữ liệu từ các phòng ban và nhà máy không được cập nhật liên tục và theo thời gian thực, cấp lãnh đạo không có thông tin về dự báo về nhu cầu khách hàng và tình hình thực tế của doanh nghiệp, không theo dõi được những biến động về thị trường và nguyên vật liệu, hàng tồn kho, khiến cho ban lãnh đạo không thể đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.
Báo cáo thiếu chính xác: Những báo cáo sơ sài, thiếu tính chi tiết và chính xác, dẫn đến việc nhà quản trị không nắm rõ hiệu suất hoạt động và tiến độ của quá trình sản xuất.
Vận hành thủ công: Phương pháp quản lý, giám sát vận hành thủ công làm tiêu tốn thời gian sản xuất và nhân lực của doanh nghiệp, khiến giá thành của sản phẩm bị “đội lên”, khó cạnh tranh với đối thủ.
Không có kế hoạch nhập-xuất nguyên vật liệu chính xác: Sai sót và thiếu hụt nguyên vật liệu trong quá trình lên kế hoạch sản xuất gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.
Khó kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào: Không kiểm soát được chất lượng và truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu khiến cho chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn và không đúng với cam kết mà doanh nghiệp đã đề ra, làm giảm sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Những lợi ích nhất định khi tối ưu hóa quy trình sản xuất trong nhà máy
Tối ưu hóa quy trình sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất. Quá trình này giúp loại bỏ sự lãng phí và tăng cường hiệu suất hoạt động.
Giảm thời gian sản xuất: Sự cản trở trong quy trình sản xuất, như tắc nghẽn, thiết lập quy trình nhà máy không hiệu quả hoặc sự chậm trễ trong giao tiếp giữa các bộ phận, có thể làm giảm tốc độ và năng lực sản xuất. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian phân phối hàng hóa đến tay khách hàng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, việc giảm thời gian sản xuất là một ưu tiên hàng đầu trong quá trình tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Tối ưu chi phí và giảm thiểu chất thải: Chất thải sản xuất không chỉ bao gồm lãng phí nguyên liệu, mà còn là các yếu tố liên quan mật thiết đến quy trình sản xuất, và có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận thu được như thời gian, năng lượng và tài nguyên. Việc xử lý các nguyên liệu thô càng kéo dài, thì các loại chi phí chung của nhà máy như hóa đơn tiện ích và khấu hao máy móc sẽ bị đội lên cao. Khi quy trình sản xuất được tối ưu hóa, quá trình xử lý này sẽ được tiến hành nhanh nhất có thể, không phát sinh thêm bất kỳ công đoạn hay chi phí nào khác ngoài kế hoạch ban đầu. Từ đó có thể giúp cho các doanh nghiệp củng cố thêm nguồn lực tài chính để tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô cho nhà máy của mình.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các quy trình làm việc không hiệu quả không chỉ làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Các lỗi nội bộ hoặc thiếu sót trong quá trình sản xuất có thể gây cản trở tiến độ, dẫn đến tăng nhiều loại chi phí, do phải sửa lại sản phẩm hoặc phân bổ thêm nguồn lực cho các công đoạn bị lỗi. Bằng cách kiểm soát chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất từ A đến Z, sẽ có thể tối ưu hóa sản xuất, cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn thị trường.
Truy cập dữ liệu tức thời và chính xác: Tối ưu hóa quy trình sản xuất mang lại nền tảng vững chắc để số hóa các quy trình thủ công dựa trên dữ liệu có sẵn từ các phòng ban trong doanh nghiệp. Số hóa một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất sẽ đưa đến khả năng hiển thị dữ liệu sản xuất cao hơn và quy trình sản xuất tổng thể hiện đại hơn. Ban lãnh đạo có thể nắm được tình hình tổng quát của nhà máy và quản lý được tiến độ sản xuất của dự án, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất của nhà máy có cần chú ý những yếu tố nào?
1. Đào tạo nguồn nhân lực:
Để tối ưu hóa quy trình sản xuất thành công thì việc đào tạo nhân sự và thiết lập quy trình luồng công việc là một trong những tác vụ không hề dễ dàng với mọi doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tác vụ này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian công sức. Nhân lực cần được phân công vị trí phù hợp với khả năng, đúng người đúng việc, nếu không có thể ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và phát sinh nhiều loại chi phí liên quan khác.
2. Nâng cấp, số hóa máy móc thiết bị
Thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất cần được xây dựng đồng bộ, kết nối với nhau và kết nối với cơ sở dữ liệu dùng chung. Việc này giúp tránh lãng phí thời gian chuyển đổi, sửa chữa, cập nhật dữ liệu giữa các máy, đảm bảo thông tin chính xác và xuyên suốt giữa các công đoạn, giữa các bộ phận sản xuất và cấp quản lý.
Khi hệ thống dữ liệu được đồng bộ thì quá trình vận hành máy móc diễn ra theo luồng chạy chung: chương trình của các máy sẽ được cập nhật cùng thời điểm, theo cùng một tiêu chuẩn. Việc tinh gọn, tận dụng tối đa công năng của các trang thiết bị và các phần mềm sẽ khiến quy trình vận hành trở nên tối giản và hiệu quả hơn.
3. Lựa chọn phần mềm quản lý phù hợp
Việc lựa chọn giải pháp quản lý phù hợp với loại hình hoạt động cũng như đặc thù riêng của doanh nghiệp cần được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Ban lãnh đạo nên lưu ý các tiêu chí như: Nhu cầu thực tế và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp; khả năng tùy chỉnh linh hoạt giữa các phòng ban chức năng, khả năng nâng cấp và mở rộng của giải pháp trong tương lai, khả năng chuyển đổi tích hợp giữa giải pháp quản lý và các giải pháp số hóa khác mà doanh nghiệp đang sử dụng (nếu có).
Tối ưu hóa quy trình sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi, phân tích, và cải tiến quy trình sản xuất, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí và nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.
Quản Lý Sản Xuất 4.0 – Giải pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất trong nhà máy
Quản Lý Sản Xuất 4.0 là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh, cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất. Giải pháp này được GESO phát triển với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa sản xuất bằng tính năng kết nối trao đổi thông tin giữa các bộ phận và phòng ban.
Tùy chỉnh theo yêu cầu: Quản Lý Sản Xuất 4.0 đáp ứng 100% nhu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp về tích hợp phần mềm hay giao diện sử dụng, nhằm mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp hoàn thiện về tự động hóa, điều hành sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất theo hướng tự động hóa, phát triển công nghệ hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Phân bổ và tối ưu nguyên vật liệu: Các tính năng của giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 sẽ tự động lập kế hoạch sản xuất và phân bổ nguồn lực dựa trên các dữ liệu được cập nhật từ các phòng ban theo thời gian thực, tính toán được nhu cầu vật tư chi tiết ứng với từng kịch bản sản xuất, đồng thời phân tích được năng lực sản xuất thực tế của nhà máy để ra quyết định nhận thêm đơn hàng.
Quản lý và kiểm soát chất lượng: Song song với việc quản lý số lượng và tính toán nguyên vật liệu, giải pháp Quản Lý Sản Xuất 4.0 của GESO cho phép kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất. Sử dụng các công nghệ tiên tiến như phân tích dữ liệu tự động và quản lý Hồ sơ điện tử, các doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm trong suốt quy trình hoặc theo từng công đoạn, từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng. Điều này giúp phát hiện lỗi sớm, giảm thiểu sản phẩm lỗi và nâng cao chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Quản lý kho vận hiệu quả: Mặt khác, việc quản lý kho vận cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, khi hệ thống của GESO được tích hợp với thiết bị Handy bằng ứng dụng Barcode/QR code, giúp doanh nghiệp quản lý chi tiết các nghiệp vụ nhập xuất kho, tự động gợi ý lô hàng xuất theo phương pháp FEFO hoặc FIFO; Cảnh báo và tự động thống kê hàng hóa cận date, hàng hóa chậm luân chuyển. Tất cả các nghiệp vụ về quản lý kho, hàng tồn kho đều được vận hành tự động, mọi thông tin và dữ liệu luôn được cập nhật tức thời, đồng bộ và kế thừa lẫn nhau giữa các phòng ban, giúp tiết kiệm 90% thời gian trao đổi, xử lý công việc
Tích hợp hệ thống nhà máy thông minh: Đặc biệt đối với các ngành bắt buộc đảm bảo các tiêu chí về an toàn sản phẩm, hệ thống nhà máy thông minh của GESO đã đáp ứng được tiêu chuẩn ISO/HACCP và ISO/GMP của các nhà máy sản xuất quốc tế, cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng quy trình và tiêu chuẩn đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quốc tế và chuẩn mực trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm hay hóa mỹ phẩm, dược phẩm…
Tối ưu hóa quy trình sản xuất không chỉ là một xu hướng, mà còn là một chiến lược quan trọng để đảm bảo sự thành công và sự bền vững trong thị trường ngày càng khốc liệt của ngày nay. Liên hệ với GESO để được tư vấn và demo các giải pháp chuyển đổi số hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí
Hotline 0946 33 43 53
Hoặc truy cập vào https://geso.us/lien-he