Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

SAP LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG SAP TRONG DOANH NGHIỆP

26-07-2022 10:44:32 AM - 12908
SAP là gì? Ứng dụng của hệ thống SAP trong doanh nghiệp
SAP là gì? Ứng dụng của hệ thống SAP trong doanh nghiệp

SAP là gì? Hay SAP là viết tắt của từ gì? Đây là những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp kinh doanh thắc mắc. SAP hay phần mềm hoạch định doanh nghiệp được phát triển bởi công ty SAP tại Đức. Sau nhiều năm phát triển, phần mềm này được cải tiến và mang lại nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp.

Qua bài viết hôm nay, GESO muốn cung cấp những thông tin tổng quan về SAP cho doanh nghiệp. Vậy, cùng GESO tìm hiểu về SAP nhé!

Phần mềm SAP là gì?

 

SAP (System Application Programing) là phần mềm hoạch định doanh nghiệp được tung ra thị trường lần đầu tiên vào năm 2006 bởi công ty cùng tên. Tên gọi đầy đủ của phần mềm này là Enterprise Resource Planning (SAP ERP).

 

Kể từ thời điểm ra mắt, phần mềm này đã không ngừng được phát triển và cải tiến lên những phiên bản mới, chất lượng hơn. SAP mang đến cho doanh nghiệp các phần mềm tiện ích đa dạng như: quản lý tài chính, quản lý nhân sự, dòng sản phẩm, chuỗi cung ứng, quản lý mối quan hệ với khách hàng,...

 

SAP là viết tắt của System Application Programing
SAP là viết tắt của System Application Programing

 

Tính năng chính của hệ thống SAP là gì?

 

Để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về SAP, GESO sẽ phân tích chuyên sâu về các tính năng chính của phần mềm này như sau.

 

Quản lý bán hàng

 

Nếu khách hàng cài đặt SAP ERP vào hệ thống thì toàn bộ quy trình bán hàng của doanh nghiệp sẽ được giám sát thường xuyên. Khi kết quả được trả về, doanh nghiệp tiến hành xem xét doanh thu, phân tích, dự báo lợi nhuận và phát hiện cơ hội tiềm năng.

 

Ngoài ra, phần mềm SAP còn quản lý mọi hoạt động tương tác với khách hàng như: quản trị các phản hồi từ khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, hợp đồng dịch vụ, quản lý cuộc gọi,... Chính vì vậy, đây là phần mềm quản lý sản xuất và bán hàng được đánh giá cao giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng.

 

Tính năng quản lý mua hàng của SAP là gì?

 

Không chỉ với khâu bán hàng, phần mềm SAP còn giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động nhập hàng. Cụ thể, phần mềm này hỗ trợ xây dựng, quản lý và duy trì mối quan hệ với nhà cung ứng đầu vào tại các hạng mục như: đơn đặt hàng, số lượng hàng nhập, nợ tồn,...

 

Hỗ trợ kiểm soát hoạt động cung cấp nguyên vật liệu
Hỗ trợ kiểm soát hoạt động cung cấp nguyên vật liệu

 

Quản lý tài chính

 

Đây là công việc rất quan trọng trong hoạch định doanh nghiệp, dù quy mô kinh doanh có lớn hay nhỏ. Phần mềm SAP ERP được phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính như: kế toán tổng hợp, hạch toán kế toán, ngân sách,... Ngoài ra, báo cáo đầy đủ về các hoạt động kể trên cũng sẽ được cung cấp bởi phần mềm SAP.

 

Tính năng quản lý kho

 

Các hoạt động về quản lý kho thường tốn nhiều công sức và thời gian. Nếu được sự hỗ trợ từ SAP thì doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả, độ chính xác của kết quả về hàng tồn kho, chính sách giá,...

 

Quản lý kho hiệu quả hơn
Quản lý kho hiệu quả hơn

Các module chức năng của chương trình SAP

 

Phần mềm SAP sở hữu nhiều chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong công việc hoạch định như: kế toán, quản lý mua hàng,...

 

Module kế toán

 

Chức năng này giúp lập các danh mục liên quan và tài khoản theo dõi. Trong module kế toán bao gồm các hạng mục sau.

 

Kế toán kho

  • Thực hiện lập phiếu nhập kho từng kỳ.
  • Phân bổ tiền theo từng hóa đơn, thực hiện bút toán ghi nhận công nợ và giá trị hàng hóa.
  • Dựa trên quy định của doanh nghiệp, hệ thống SAP ERP tính giá trị xuất kho chính xác.
  • Phát hành thẻ, tình hình xuất nhập và tồn kho theo hàng hóa hay tài khoản.
  • Dựa theo nghiệp vụ của doanh nghiệp, module kế toán kho kết xuất các báo cáo liên quan.

 

Module kế toán SAP là gì? Kế toán mua hàng

  • Tiến hành lập phiếu mua hàng và theo dõi công nợ phải trả cho nhà cung cấp (đầu vào nguyên vật liệu) theo từng tài khoản.
  • Phần mềm SAP lập và theo dõi công nợ hàng (nguyên vật liệu) trả lại nhà cung cấp.
  • Tùy vào phương thức thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp cho nhà cung cấp, phần mềm này sẽ lập chứng từ phù hợp.
  • Dựa theo nghiệp vụ mua hàng của doanh nghiệp, kết xuất các báo cáo liên quan.

 

Module kế toán có độ chính xác cao
Module kế toán có độ chính xác cao

Kế toán bán hàng

 

Trong module kế toán bán hàng, công việc của SAP là gì?

  • Lập và in các loại giấy tờ như: phiếu bán hàng, theo dõi doanh thu, công nợ phải trả, chi phí và chiết khấu bán hàng,...
  • lập danh sách, theo dõi và xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại.
  • Tiến hành lập các chứng từ để thanh toán tiền bán hàng với khách hàng theo từng phương thức thanh toán.
  • Hỗ trợ theo dõi công nợ trên nhiều ngoại tệ khác nhau.
  • Dựa theo nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp, kết xuất các báo cáo liên quan.

 

Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

  • Lập phiếu thu/chi tiền.
  • Phát hành báo cáo quỹ tiền mặt.
  • Ghi nhận nhật ký thu/chi tiền.
  • Báo cáo phát sinh tài khoản nợ/có theo bút toán ngân hàng.
  • Ủy nhiệm chi.
  • Ghi nhận sổ quỹ tiền gửi ngân hàng.

 

Module kế toán SAP là gì? Kế toán tổng hợp

  • Thực hiện bút toán kế toán tổng hợp.
  • Kết xuất số liệu báo cáo liên quan.

 

Kế toán tài sản cố định (TSCĐ)

  • Ghi nhận các phát sinh làm tăng/giảm TSCĐ.
  • Quản lý sổ, bảng khấu hao TSCĐ.
  • Ghi nhận bảng kê TSCĐ được thanh, nhượng bán.
  • Lập thẻ TSCĐ theo từng biên bản liên quan.

 

Ghi nhận phát sinh tài sản cố định
Ghi nhận phát sinh tài sản cố định

 

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tính lợi nhuận

  • Hạch toán tự động các bút toán kết chuyển theo thời gian cố định.
  • Hạch toán tự động trích khấu hao TSCĐ.
  • Tự động kiểm tra kết quả nghiệp vụ tài chính và kết chuyển.

 

Module kế toán SAP là gì? Hệ thống báo cáo

  • Báo cáo sổ cái tổng hợp và chi tiết các tài khoản.
  • Báo cáo bảng cân đối kế toán và số phát sinh.
  • Bảng kê hóa đơn VAT đầu vào/ra.
  • Bảng kê các loại hàng hóa, dịch vụ mua vào nhưng không có hóa đơn hay chứng từ.
  • báo cáo chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

 

Tham khảo thêm: Module kế toán trong phần mềm kế toán ERP và phần mềm kế toán truyền thống.

 

Module quản lý mua hàng

  • Quản lý danh mục nhà cung cấp, nguyên vật liệu, cũng như thuộc tính của hàng hóa đầu vào.
  • Quản lý đơn đặt hàng nhà cung cấp, thiết lập điều khoản và theo dõi quá trình giao nhận hàng.
  • Lập phiếu nhập kho dựa trên thông tin từ đơn đặt hàng.
  • Phần mềm SAP cho phép theo dõi công nợ phải trả và các đơn hàng đến hạn thanh toán cho nhà cung cấp.
  • Tiến hành lập phiếu trả hàng khi phát sinh nghiệp vụ.
  • Báo cáo theo dõi tình trạng cung cấp hàng của đơn vị cung cấp và tình hình nhập hàng theo thời gian cụ thể. Sau đó, tạo một bản kê đơn, mặt hàng nhập theo từng thời điểm và nhà cung cấp.
  • Một số nghiệp vụ quản lý mua hàng và báo cáo khác.

 

Theo dõi quá trình giao hàng
Theo dõi quá trình giao hàng

 

Module quản lý bán hàng của SAP là gì?

  • Quản lý danh mục khách hàng, hàng hóa và thuộc tính từng mặt hàng.
  • Định nghĩa các loại giá bán hàng hóa để định giá phù hợp.
  • Thiết lập bảng báo giá tới khách hàng theo từng mặt hàng khác nhau.
  • Quản lý và theo dõi đơn hàng của từng khách hàng.
  • Lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho từ thông tin đơn đặt hàng của khách hàng.
  • Phân công nhân viên giao hàng và theo dõi quá trình thực hiện.
  • Theo dõi mức công nợ và giới hạn thanh toán của khách hàng theo nhân viên chăm sóc.
  • Theo dõi quá trình thanh toán của từng hóa đơn, đặc biệt các hóa đơn đã đến hạn thanh toán.
  • Bảng kê đơn đặt hàng, hóa đơn theo từng thời điểm và khách hàng.
  • Bảng kê hóa đơn bao gồm chiết khấu, thuế GTGT.
  • Các nghiệp vụ bán hàng và báo cáo khác

 

Module quản lý kho

  • Quản lý danh mục kho bao gồm: kho nguyên liệu nhập khẩu, nội địa,...
  • Phần mềm SAP hỗ trợ doanh nghiệp nhập kho vật tư hàng hóa.
  • Tự động phân bổ chi phí mua hàng theo các tiêu chí như: số lượng hàng hóa, trị giá hàng hóa,... hoặc người dùng tự phân bổ các chi phí như: bốc xếp, vận chuyển, nhập khẩu,… vào từng hạng mục.
  • Theo dõi quá trình xuất/chuyển kho nội bộ, nhập/xuất điều chỉnh.
  • Theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn kho theo từng thời điểm, kho, mặt hàng và số seri.
  • Thực hiện in thẻ kho theo từng mặt hàng và kho nhất định.
  • Báo cáo kết quả kiểm kê kho, mặt hàng tồn dưới hoặc bằng mức tồn kho tối thiểu.
  • Theo dõi định mức hàng hóa của từng kho.
  • Các nghiệp vụ quản lý kho và báo cáo khác.

 

Theo dõi quá trình xuất kho
Theo dõi quá trình xuất kho

 

Module quản lý quá trình bảo hành, bảo trì sản phẩm

  • Quản lý danh mục thiết bị đã bán, phụ tùng thay thế và bảo hành.
  • Quản lý thông tin nhân viên tại các trung tâm bảo hành.
  • Quản lý danh mục các phiếu bảo hành.
  • Quản lý danh mục thiết bị đã hết hạn bảo hành hoặc đến lịch hẹn bảo trì.
  • Thống kê tất cả sản phẩm bị hư hao.
  • Các báo cáo về quá trình bảo hành, bảo trì sản phẩm khác.

 

Module hệ thống của SAP là gì?

  • Quản lý danh mục bộ phận, nhân viên và sản phẩm.
  • Tổng hợp danh mục hợp đồng, các loại hóa đơn, khu vực, hãng sản xuất, ngành hàng, các loại chi phí, tiền tệ, người dùng,...
  • Phân quyền sử dụng hệ thống cho các bên liên quan.
  • Sao lưu, phục hồi và tạo mới dữ liệu.
  • Tiến hành đồng bộ hóa dữ liệu giữa các đơn vị liên quan với hệ thống trung tâm.

 

Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên

 

Lợi ích mà phần mềm SAP ERP mang lại đối với doanh nghiệp

 

Không có gì là tự nhiên khi hệ thống SAP ERP được các doanh nghiệp trên thế giới tin tưởng và sử dụng. Dưới đây là các lợi ích mà phần mềm SAP mang lại cho doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí xử lý, phân phối và vận chuyển đơn hàng.
  • Giảm thiểu đáng kể thời gian tổng hợp, tính toán giá thành sản phẩm.
  • Giảm thiểu lượng tiền vay để sử dụng cho đầu tư.
  • Tăng sự lưu chuyển tiền tệ.
  • Tăng cơ hội đầu tư vào các hạng mục có tiềm năng sinh lời.
  • Phần mềm SAP hỗ trợ nhân viên có một môi trường làm việc linh động và hiệu quả hơn.
  • Cung cấp chính xác thông tin doanh nghiệp cần để phục vụ hoạt động kinh doanh.
  • Hệ thống SAP ERP phù hợp với đa dạng loại hình doanh nghiệp, đáp ứng cả những yêu cầu công việc đặc thù nhất.

 

SAP phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp
SAP phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp

 

Hạn chế của phần mềm SAP ERP

 

Hạn chế SAP là gì? Bên cạnh những lợi ích mà phần mềm SAP mang lại cho doanh nghiệp, phần mềm này cũng còn một số hạn chế sau đây:

  • Phần mềm SAP được phát triển bởi công ty phần mềm nổi tiếng tại Đức, nên khả năng tương thích với các doanh nghiệp Việt Nam không cao.
  • Chi phí để sử dụng hệ thống SAP ERP tương đối cao. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đắn đo khá nhiều trước khi đưa ra quyết định sử dụng phần mềm hay không.
  • Đòi hỏi kỹ thuật nhất định để sử dụng phần mềm hiệu quả do hệ thống tính năng đa dạng, phong phú.

 

Ứng dụng trong quản trị chuỗi cung ứng của phần mềm SAP là gì?

 

Tiếp tục chủ đề sap system là gì, thì GESO sẽ phân tích một số ứng dụng của phần mềm này trong mô hình quản trị chuỗi cung ứng.

 

Nắm bắt thông tin theo giời gian thực (Real-time visibility)

 

Hệ thống SAP ERP là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp thông qua sự hỗ trợ của ERP có thể lên được những kế hoạch thực tế, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đó chính là lý do những công ty bán lẻ hàng đầu hiện nay đã ứng dụng hệ thống SAP ERP trong nhiều năm qua.

 

Ví dụ: Nếu khách hàng lựa chọn mua hàng trên một sàn thương mại điện tử, thì hệ thống ERP có thể hỗ trợ quản lý đơn hàng này. Sau đó, thông tin chi tiết đơn hàng được gửi đến nhà sản xuất chiếc áo, thậm chí là đơn vị cung cấp nguyên liệu.

 

Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng
Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng

 

Cải thiện sự minh bạch

 

Các phương pháp kinh doanh truyền thống buộc doanh nghiệp phải chờ kết quả phản hồi từ email để báo cáo thời gian có hàng và ngày giao (available-to-promise report). Do đó, doanh nghiệp sẽ không thể phản hồi tức thời với khách hàng các vấn đề kể trên.

 

Tuy nhiên, phần mềm SAP với khả năng báo cáo minh bạch, cho phép cung cấp nhanh chóng, chính xác thời gian có hàng và giao hàng trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho sản phẩm mới dựa trên khả năng cung ứng của nhà cung cấp.

 

Ứng dụng hợp tác hóa quy trình của SAP là gì?

 

Chức năng hợp tác trong mô hình kinh doanh ngày càng quan trọng, đặc biệt giữa các bộ phận với nhau như: mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ ngắn hạn giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng.

 

Phản hồi theo thời gian thực

 

Các dữ liệu thu thập được từ hệ thống SAP ERP có thể được nhân viên viên của doanh nghiệp truy cập bằng bất kỳ thiết bị điện tử nào đã có kết nối với phần mềm. Các vấn đề như: địa điểm, thời gian giao hàng; thời điểm kỹ thuật viên tương tác với khách hàng; thời gian cuộc gọi,... có thể được theo dõi trong thời gian thực.

 

Theo dõi, chăm sóc khách hàng thời gian thực
Theo dõi, chăm sóc khách hàng thời gian thực

 

Ứng dụng quản lý theo vòng đời sản phẩm của SAP là gì?

 

Mỗi một sản phẩm có một vòng đời nhất định. Một số mặt hàng có vòng đời ngắn và sẽ thay đổi theo từng ngày. Ngược lại, các sản phẩm khác có vòng đời dài hơn và có thể phát triển để tốt hơn. Để phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng, doanh nghiệp phải khai thác được dữ liệu từ big data.

 

Nếu phần mềm SAP được tích hợp vào quản lý vòng đời sản phẩm thì doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin như: đẩy dữ liệu mới vào để thêm điều kiện cho các dự liễu có sẵn, xác định các biến thứ cấp liên quan đến vòng đời sản phẩm,...

 

Phần mềm quản trị doanh nghiệp của Việt Nam

 

Để quản trị doanh nghiệp là một công việc không dễ dàng và có thể mắc nhiều sai sót. Do đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phần mềm quản trị để tiết kiệm thời gian triển khai kế hoạch và tìm kiếm sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh.

 

SalesUp ERP là giải pháp tối ưu được lập trình bởi GESO - một đơn vị chuyên phân phối phần mềm quản trị doanh nghiệp ưu việt hiện nay. Do đội ngũ nhân viên là người Việt Nam nên hệ thống này đảm bảo sự tương thích với hầu hết doanh nghiệp trong nước.

 

SalesUp ERP phần mềm của người Việt, tối ưu cho doanh nghiệp trong nước
SalesUp ERP phần mềm của người Việt, tối ưu cho doanh nghiệp trong nước

 

Ngoài các tính năng cơ bản trên các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP hiện nay, SalesUp ERP mang đến giải pháp quản trị doanh nghiệp theo một quy trình cụ thể. Nhờ đó, nhà quản trị có thể phát hiện sớm sai sót, dễ dàng tìm ra công đoạn mắc lỗi và khắc phục sự cố. Điểm đặc biệt của SalesUp ERP là khả năng điều chỉnh để phù hợp với cơ cấu doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, GESO còn cung cấp 2 loại gói của phần mềm SalesUp ERP là Enterprise và Cloud - SaaS. Gói Enterprise sẽ phù hợp với các doanh nghiệp lớn vì có chi phí cao hơn và những tính năng nổi trội đi kèm. Trong khi đó, gói Cloud - SaaS sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn ngân sách hạn chế, nhưng vẫn muốn đảm bảo quá trình quản trị doanh nghiệp.

 

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản đến chi tiết về khái niệm SAP là gì. GESO hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy nhanh tay đăng ký qua https://geso.us/lien-he.html để được chúng tôi tư vấn và DEMO miễn phí phần mềm SalesUp ERP. Hoặc liên hệ với GESO nhận được hỗ trợ từ chuyên gia bằng 2 cách sau:

 

  • Hotline: 0946 33 43 53
  • Email: htkh@geso.us

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay