Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

QUY TRÌNH BÁN HÀNG 7 BƯỚC GIÚP DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

19-08-2022 05:04:03 PM - 8410

Một quy trình bán hàng cụ thể, rõ ràng thường trải qua 7 bước, đi từ lên kế hoạch đến khi chốt đơn hàng và chăm sóc khách hàng sau bán. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng một quy trình sale chuẩn mực, việc này đòi hỏi người quản lý phải có nhiều kinh nghiệm, cũng như sự tầm nhìn. Vậy, làm sao để có thể xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả? Cùng GESO tìm hiểu các bước bán hàng trong bài viết sau nhé! 

 

Quy trình bán hàng 7 bước giúp doanh nghiệp thành công
Quy trình bán hàng 7 bước giúp doanh nghiệp thành công

 

Quy trình bán hàng là gì?

 

Quy trình bán hàng (Sales Pipeline) là một chuỗi các hành động được thực hiện theo một trình tự nhất định để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại. Khác với quy trình mua hàng, Quý khách sẽ là đơn vị cung cấp sản phẩm hoàn thiện ra thị trường mục tiêu và thu về doanh thu trên tổng số hàng hóa sản xuất.

 

Quy trình bán hàng có thể được hiểu là các công đoạn cần thực hiện để khách hàng chốt đơn
Quy trình bán hàng có thể được hiểu là các công đoạn cần thực hiện để khách hàng chốt đơn

 

Vì sao doanh nghiệp cần có quy trình bán hàng?

 

Một quy trình sale phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, giám đốc bán hàng, nhân viên sales tăng tỷ lệ chuyển đổi và chốt được nhiều đơn hàng hơn. Quý khách có thể nhận được những lợi ích sau đây khi xây dựng được một quy trình bán hàng chuyên nghiệp:

 

  • Giúp nhân viên bán hàng hoạt động trơn tru nhờ việc chia sẻ thông tin khách hàng với nhau dễ dàng hơn.
  • Tăng khả năng phục vụ khách hàng, giúp tỷ lệ chuyển đổi cao hon.
  • Quý khách có thể tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng, nhưng vẫn mang lại doanh thu “khổng lồ”.
  • Việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần áp dụng theo quy trình cụ thể. 

 

Quy trình bán hàng và phương pháp bán hàng có sự khác biệt như thế nào?

 

Quy trình bán hàng và phương pháp bán hàng là hai khái niệm khác nhau trong kinh doanh. Cụ thể như sau:

 

Đặc điểm so sánh Quy trình bán hàng Phương pháp bán hàng
Định nghĩa Là một chuỗi các hành động cụ thể và thường được sử dụng để thực hiện việc bán hàng, từ khi tiếp cận khách hàng đến khi hoàn tất việc bán hàng. Là hệ thống các quy tắc và phương pháp được thiết kế để giúp các nhân viên bán hàng hoàn thành các bước trong quy trình bán hàng một cách hiệu quả. 
Đối tượng áp dụng Tệp khách hàng tiềm năng và sản phẩm bán được. Áp dụng cho tất cả công ty.
Vai trò trong chu kỳ bán hàng Cung cấp đầy đủ kiến thức về các giai đoạn trong chu trình bán hàng và đưa ra các hướng đi để tiếp cận khách hàng tiềm năng mới. Sử dụng phương pháp tiếp cận độc đáo để thuyết phục khách hàng tiềm năng.

Phân biệt quy trình bán hàng và phương pháp bán hàng

 

2 Sơ đồ quy trình bán hàng phổ biến, chuẩn cho doanh nghiệp

 

Nhiều doanh nghiệp cố gắng xây dựng quy trình sale, nhưng vẫn không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là 2 sơ đồ quy trình bán hàng phổ biến, chuẩn nhất cho doanh nghiệp mà Quý khách không thể bỏ qua.

 

7 Bước xây dựng quy trình bán hàng thành công cho doanh nghiệp

 

Từ những năm đầu của thế kỷ 20, các khái niệm liên quan đến quy trình bán hàng đã được đề cập và nổi lên. Một trong những quy trình bán hàng cổ điển và phổ biến nhất được gọi là "quy trình 7 bước bán hàng", được phát triển bởi Dubinsky vào năm 1980.

 

Các bước cụ thể trong một quy trình bán hàng
Các bước cụ thể trong một quy trình bán hàng

 

Bước 1: Lên kế hoạch cụ thể

 

Đây được xem là bước đặt nền móng để xây dựng các bước bán hàng phía sau. Để lên được kế hoạch phù hợp, Quý khách cần phải xác định rõ các vấn đề sau đây:

 

  • Phải xác định rõ ưu, nhược điểm và lợi ích của sản phẩm khi khách hàng sử dụng để có thể tư vấn phù hợp.
  • Cần xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu (độ tuổi, tính cách, đặc điểm ngoại hình,...) để có thể tập trung đúng đối tượng, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Lượng thông tin này có thể được xác định từ việc nghiên cứu trong hoạt động marketing.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng hỗ trợ tư vấn, bán hàng như catalogue, hình ảnh sản phẩm, hàng mẫu,... để tăng tính thuyết phục khách hàng.
  • Lên kế hoạch bán hàng rõ ràng, xác định rõ thời gian, địa điểm và hình thức bán hàng (online, truyền thống) trước khi tiếp cận khách hàng tiềm năng.

 

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

 

Một quy trình bán hàng hoàn chỉnh không thể thiếu khách hàng. Do đó, việc tập hợp tất cả khách hàng thành một danh sách sẽ giúp việc lựa chọn (tìm kiếm) khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn. Những khách hàng không triển vọng hoặc có tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể được chăm sóc sau hoặc loại bỏ khỏi danh sách để tiết kiệm thời gian và công sức của đội ngũ nhân viên bán hàng. Từ đó, Quý khách có thể tập trung khai thác tối ưu khách hàng tiềm năng để gia tăng doanh số bán hàng.

 

Khách hàng mục tiêu là đối tượng có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn
Khách hàng mục tiêu là đối tượng có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn 

 

Bước 3: Tiếp cận khách hàng mục tiêu

 

Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng tiềm năng thì tiếp cận họ để kích cầu là công việc rất quan trọng. Dựa trên những thông tin có được từ hoạt động nghiên cứu marketing, nhân viên bán hàng có thể tư vấn, hỗ trợ phù hợp. 

 

Bước 4: Trình bày, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ

 

Trong quy trình bán hàng, bước này được quyết định rất nhiều bởi nhân viên sales, đòi hỏi họ phải biết đặt câu hỏi, lắng nghe nhu cầu và chỉ ra lợi ích thiết thực của sản phẩm đối với khách hàng. Điều này giúp khách hàng cảm thấy như mình được quan tâm, mang lại cảm giác thích thú và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

 

Bước 5: Giải đáp thắc mắc, báo giá và thuyết phục khách hàng

 

Sau khi đã biết đến sản phẩm, khách hàng có mong muốn tìm hiểu sâu hơn để có căn cứ đưa ra quyết định mua hàng. Lúc này, nhân viên sales cần có mặt để giải đáp các thắc mắc được khách hàng đặt ra. Khi người tiêu dùng tiềm năng đã không còn bất kỳ câu hỏi nào là thời điểm họ đang cân nhắc đưa ra quyết định. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp sẽ đưa ra các thuyết phục mua hàng hiệu quả và báo giá với khách hàng của họ. 

 

Tuy nhiên, nhân viên bán hàng phải thể hiện được thái độ rằng đây là một cuộc giao dịch “win to win”, thay vì lợi ích đơn phương. Các chính sách khuyến mãi, hậu mãi có thể được áp dụng để tăng kích thích cho khách hàng về sản phẩm.

 

Thuyết phục là kỹ năng cần thiết đối với nhân viên sale
Thuyết phục là kỹ năng cần thiết đối với nhân viên sale

 

Bước 6: Chốt đơn hàng

 

Nếu khách hàng đi đến quyết định mua hàng thì nhân viên cần nhanh chóng tiến hành chốt đơn bằng việc thực hiện thủ tục bán hàng. Để tránh rủi ro, nhân viên bán hàng nên khai thác đầy đủ thông tin của khách hàng phục vụ cho quá trình lên đơn và chuyển hàng.

Bạn có thể chưa biết?

 

Quản lý đơn hàng: Khái niệm, quy trình và phần mềm tối ưu

 

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán

 

Để có thể duy trì khách hàng hiện tại và phát triển lòng trung thành thương hiệu, Quý khách cần có những chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Đây là bước cuối cùng trong quy trình bán hàng, nếu Quý khách có thể thực hiện tốt thì khách hàng có thể quảng bá “miệng” sản phẩm cho những người thân hoặc người xung quanh biết đến. 

 

Quy trình bán hàng 10 bước INP mới nhất

 

Dựa trên sơ đồ quy trình bán hàng 7 bước của Dubinsky, Dean Karel đã bổ sung các bước "cung cấp giải pháp, đồng hành cùng khách hàng, báo cáo" vào quy trình bán hàng giai đoạn đầu và cuối để tạo ra quy trình bán hàng 10 bước. Với sự phát triển của các kênh bán hàng mới, nhiều mô hình khác đã được tạo ra dựa trên quy trình bán hàng 10 bước của Dean Karrel.

 

Quy trình 10 bước bán hàng INP mới nhất
Quy trình 10 bước bán hàng INP mới nhất

 

Có rất nhiều mô hình quy trình bán hàng với những phân tích vô cùng phức tạp. Nhưng điểm chung của các mô hình bán hàng này đều được chia thành ba giai đoạn chính:

 

  • Phát triển cơ hội bán hàng
  • Bán hàng
  • Chăm sóc sau bán hàng

 

>>> Tham khảo thêm: Mô hình SaaS ứng dụng cho doanh nghiệp

 

Cụ thể trong giai đoạn phát triển cơ hội bán hàng 10 bước gồm các bước sau:

 

  • Bước 1: Tìm kiếm khách hàng cơ hội
  • Bước 2: Lên kế hoạch
  • Bước 3: Khám phá khách hàng mục tiêu
  • Bước 4: Cung cấp giải pháp

 

Trong đó các bước 1, 2 và 3 của quy trình bán hàng INP tương tự như bước 1, 2 và 3 của quy trình bán hàng 7 bước. Còn về bước số 4, Dean Karel muốn giải thích rõ hơn về việc các bộ phận phòng ban trong công ty cung cấp giải pháp trong quá trình bán hàng. Để rõ hơn bước 4, hãy tiếp tục đọc phần sau đây cùng GESO.

 

Bước 4. Cung cấp giải pháp

 

Để tìm kiếm giải pháp phù hợp với nhu cầu khách hàng thì đội ngũ bán hàng cần được đào tạo chuyên nghiệp về tất cả sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Nếu công ty chưa có sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng, bộ phận bán hàng cần họp với các phòng ban liên quan để tìm ra hướng giải quyết và đề xuất giá hợp lý.

 

Từ đó, sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hóa để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

 

Cung cấp giải pháp bán hàng
Làm việc như một đội trong công ty để đem đến giải pháp tốt nhất cho khách hàng

 

Tiếp đến giai đoạn thứ 2 là bán hàng gồm các bước:

 

  • Bước 5: Thuyết trình và bán hàng
  • Bước 6: Xử lý kiến nghị/câu hỏi của khách hàng
  • Bước 7: Chốt đơn hàng

 

So với quy trình 7 bước của Dubinsky, thì ở giai đoạn này các bước hầu như không có sự thay đổi.

 

Cuối cùng, giai đoạn 3 là chăm sóc sau bán gồm các bước:

 

  • Bước 8: Đảm bảo sự hài lòng sau bán
  • Bước 9: Đồng hành cùng khách hàng
  • Bước 10: Báo cáo

 

Trong giai đoạn chăm sóc khách hàng sau bán, mô hình Dubinsky tập trung vào đảm bảo hài lòng của khách hàng và chưa nêu rõ cách thực hiện cụ thể. Trong khi đó, mô hình của Dean Karel cung cấp một hệ thống rõ ràng hơn bằng cách đề xuất các bước 9 và 10 để đánh giá và quản lý hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc chăm sóc khách hàng sau bán.

 

Bước 9: Đồng hành cùng khách hàng

 

Nuôi dưỡng một cơ hội mà bạn đã hiểu rõ sẽ dễ dàng hơn nhiều so với tìm kiếm một khách hàng hoàn toàn mới. Sự đồng hành cùng khách hàng sau khi bán sản phẩm/dịch vụ giúp tạo dựng những mối quan hệ chặt chẽ hơn, từ đó giúp khách hàng đưa ra các quyết định khó khăn hơn trong tương lai.

 

Một vài cách hỗ trợ khách hàng sau bán hàng: 

 

  • Gửi lời cảm ơn: Gửi một email hoặc tin nhắn ngắn cho khách hàng để cảm ơn họ đã tham gia chương trình giảm giá và ủng hộ sản phẩm của bạn.
  • Cập nhật thông tin: Cung cấp thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi tiếp theo của bạn, để khách hàng có thể tiếp tục mua sắm và theo dõi các sản phẩm của bạn.
  • Thông báo: Thông báo cho khách hàng về những thay đổi hoặc cập nhật về sản phẩm, dịch vụ hoặc chính sách của bạn sau chương trình giảm giá.
  • Đảm bảo tiến độ: Nếu khách hàng đã đặt hàng trong chương trình giảm giá, hãy đảm bảo rằng đơn hàng của họ được xử lý và giao hàng đúng thời gian đã hứa.
  • Cung cấp ưu đãi mới: Nếu bạn đang có kế hoạch khuyến mãi hoặc giảm giá trong tương lai, thông báo cho khách hàng để họ có thể tiết kiệm hơn khi mua sắm sản phẩm của bạn.

 

Bước 10: Báo cáo

 

Trong quy trình bán hàng, báo cáo là một công cụ quan trọng giúp các nhân viên bán hàng và quản lý đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Dưới đây là những báo cáo quan trọng trong quy trình bán hàng:

 

  • Báo cáo doanh số bán hàng: Cung cấp cho nhân viên bán hàng và quản lý thông tin về số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra, doanh thu và lợi nhuận thu được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Báo cáo chi tiết khách hàng: Cung cấp thông tin về khách hàng của công ty bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email và các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã mua. 
  • Báo cáo theo dõi đơn hàng: Giúp cho nhân viên bán hàng và quản lý có thể theo dõi các đơn hàng đang được xử lý và trạng thái của chúng. 
  • Báo cáo đánh giá hiệu quả bán hàng: Cung cấp thông tin về các chỉ số hiệu quả bán hàng bao gồm tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng trở lại và số lượng khách hàng tiềm năng.
Báo cáo trong quy trình 10 bước bán hàng
Báo cáo trong quy trình 10 bước bán hàng

 

Các hình thức trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp

 

Khi nhắc đến bán hàng thì 2 hình thức được nhắc đến nhiều nhất là B2B và B2C.

 

Bán hàng B2B

 

Đây được xem là hoạt động bán hàng chuyên nghiệp, quá trình giao dịch được diễn ra giữa 2 doanh nghiệp với nhau. Trong kinh doanh B2B, việc xây dựng quy trình mua hàng giúp nhân viên sale có thể nhận biết nhiệm vụ, cũng như công việc mà bản thân phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu bán hàng chung.

 

B2B là hoạt động bán hàng giữa hai đơn vị công ty
B2B là hoạt động bán hàng giữa hai đơn vị công ty

 

Một số lợi ích khi xây dựng quy trình sale B2B như:

 

  • Doanh nghiệp mua hàng có thể nhận thấy sự chuyên nghiệp từ doanh nghiệp bán hàng, giúp nâng cao hiệu quả và khả năng chốt đơn hàng.
  • Người quản lý dễ dàng đánh giá hoạt động bán hàng, bộ phận bán hàng.
  • Giảm thiểu khoảng cách giữa nhân viên cũ và nhân viên mới, tránh để lộ điểm yếu trước quản lý của doanh nghiệp mua hàng.
  • Giúp nâng cao hoạt động của cả 2 doanh nghiệp tham gia giao dịch.

 

Bán hàng B2C

 

B2C là một hình thức kinh doanh, với ý chỉ giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Mục đích của hình thức bán hàng này là để làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của khách hàng. 

 

Các sai lầm thường gặp khi xây dựng quy trình bán hàng

 

Đối với những nhà quản lý không có nhiều kinh nghiệm, việc xây dựng quy trình sale có thể gặp nhiều khó khăn và dễ dẫn đến sai sót. Do đó, để hạn chế tổn thất không đáng có, Quý khách cần nhận biết những điểm dễ dẫn đến rủi ro bán hàng. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi xây dựng quy trình mua hàng.

 

Chỉ sử dụng một phương pháp bán hàng

 

Mặc dù ngành kinh doanh đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, nhưng nhiều cửa hàng vẫn sử dụng những phương pháp truyền thống để tiếp cận khách hàng. Do đó, để việc kinh doanh đạt hiệu quả, quá trình xây dựng quy trình sale cần tham khảo và bổ sung vào nhiều mô hình bán hàng mới, phù hợp với xu hướng của thời đại.

 

Đổi mới trong bán hàng là chìa khóa để thành công
Đổi mới trong bán hàng là chìa khóa để thành công

 

Không xác định rõ hành động

 

Điều này rất nguy hiểm khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh ngoài thị trường. Những chiến lược mơ hồ và chính sách không rõ ràng sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng sụp đổ. Do đó, từ khi kế hoạch kinh doanh vẫn còn chưa hoàn chỉnh, việc xác định rõ chân dung khách hàng, mục tiêu và phương hướng bán hàng cần được nghiêm túc nghiên cứu.

 

Không hoàn thiện quy trình sau mỗi lần thực hiện

 

Một quy trình bán hàng dù hoàn hảo đến đâu cũng không thể đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Do đó, Quý khách cần can thiệp và cải thiện quy trình để có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng hiện tại.

 

Tự động hóa sơ đồ quy trình bán hàng với công cụ ERP

 

Mặc dù sở hữu một quy trình bán hàng cụ thể, rõ ràng nhưng doanh nghiệp vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý và kiểm soát tiến độ thực hiện. Do đó, phần mềm ERP doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời để giúp các doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình này giúp nhà quản lý có thể kiểm soát các công đoạn một cách chi tiết và hiệu quả hơn. 

 

ERP là phần mềm hỗ trợ bán hàng hiện đại, hiệu quả
ERP là phần mềm hỗ trợ bán hàng hiện đại, hiệu quả

 

Phần mềm ERP là gì? Đây là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Enterprise Resource Planning - một hệ thống được tích hợp để doanh nghiệp có thể quản lý và hoạch định nguồn nhân lực. Không chỉ chuyên biệt ở quy trình bán hàng, phần mềm này còn giúp quản lý tổng thể doanh nghiệp một cách chi tiết và cụ thể. Các phòng ban hoàn toàn có thể nhận biết tiến độ hoạt động bán hàng đề có hướng điều chỉnh phù hợp để đảm bảo kế hoạch tổng thể. 

 

Có nhiều giải pháp quản trị doanh nghiệp tối ưu hiện nay, nhưng SalesUp ERP sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Phần mềm này với 2 gói tính năng riêng biệt là enterprise (phù hợp cho doanh nghiệp lớn) và cloud (Software as a service - phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ dễ dàng tương thích với hệ thống quản trị hiện hành của Quý khách.

 

Giải quyết những rủi ro trong quy trình bán hàng với SalesUp ERP

 

Tuy được thực hiện theo một trình tự nhất định, nhưng việc thực hiện quy trình sale một cách thủ công vẫn có thể phát sinh những rủi ro nhất định. Do đó, Quý khách cần một phần mềm quản trị doanh nghiệp để hỗ trợ công việc theo dõi, kiểm soát rủi ro. 

 

Chiến lược bán hàng không phù hợp

 

Với SalesUp ERP, mọi dữ liệu nền và báo cáo được ghi nhận trên hệ thống trước đó sẽ là cơ sở để Quý khách xác định đúng thị trường và khách hàng mục tiêu. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

 

Ngoài ra, giao diện phần mềm ERP đơn giản, dễ hiểu cũng giúp nhà quản lý theo dõi và đánh giá tiến độ công việc đang phù hợp với mục tiêu bán hàng hay không. Nhân viên sale có thể nhanh chóng cập nhật thông tin và dữ liệu bán hàng để chăm sóc khách hàng tốt nhất.

 

Phần mềm SalesUp ERP giúp tối ưu hóa chiến lược bán hàng
Phần mềm SalesUp ERP giúp tối ưu hóa chiến lược bán hàng

 

Chỉ số về lợi nhuận và bán hàng

 

Trong thời đại 4.0, công nghệ số hóa, tự động hóa đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh, các chỉ số về lợi nhuận, bán hàng được cập nhật tự động để hạn chế sai sót và tăng hiệu suất bán hàng của đội nhóm. Từ đó, các chính sách khuyến mãi có thể được cân nhắc thực hiện để thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng.

 

Mâu thuẫn giữa bộ phận sales và marketing

 

Hai bộ phần này thường không biết quá nhiều về chiến lược của nhau nên việc trao đổi và chia sẻ dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, sự cấp thiết của một giải pháp toàn diện, giúp mọi bộ phận đều có thể nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình là rất cần thiết. SalesUp ERP không chỉ mang đến giao diện dễ tiếp cận mà còn được lập trình theo một quy trình thống nhất từ đầu đến cuối để từng bộ phận\phòng ban đều có thể nắm được thông tin chung và đảm nhận tốt nhiệm vụ của mình. 

 

Hỗ trợ việc chia sẽ tài nguyên giữa sale và marketing dễ dàng hơn
Hỗ trợ việc chia sẽ tài nguyên giữa sale và marketing dễ dàng hơn

 

Bán hàng kém hiệu quả 

 

Theo tạp chí Forbes, có khoảng 57% chuyên gia bán hàng bỏ lỡ hạn ngạch của mình hằng năm. Việc này bắt nguồn từ việc nhiều khách hàng tiềm năng không được khai thác và nhà quản lý không thể kiểm soát tốt hàng tồn kho để có những chiến lược phù hợp.

 

Hệ thống của SalesUp ERP không chỉ hỗ trợ khách hàng thiết lập quy trình bán hàng, mà còn cả quản trị doanh nghiệp, giúp kịp thời kiểm soát, thông báo lượng hàng tồn và tạo cơ hội để nhà quản lý có những chính sách “khôn ngoan”.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về 2 quy trình bán hàng 7 bước và 10 bước chuẩn nhất được GESO chia sẽ để Quý khách có thể tham khảo. Bên cạnh các phương pháp truyền thống, việc đổi mới quy trình truyền thống và ứng dụng các giải pháp tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất bán hàng.

 

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, DEMO miễn phí phần mềm SalesUp ERP trong việc xây dựng quy trình bán hàng chuẩn nhất. Hoặc nhận hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia:

 

  • Hotline: 0946 33 43 53 
  • Email: htkh@geso.us

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay