Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY DƯỢC PHẨM BẰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ SALESUP ERP

01-06-2022 11:56:15 AM - 575
Quản lý sản xuất trong nhà máy Dược phẩm bằng hệ thống quản trị SalesUp ERP
Quản lý sản xuất trong nhà máy Dược phẩm bằng hệ thống quản trị SalesUp ERP

 

Sau đại dịch COVID-19, ngành dược phẩm ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và phân phối thuốc của các nhà máy sản xuất dược luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Nhà Nước và các cơ quan quản lý. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, các nhà máy đã có nhiều thay đổi, áp dụng công nghệ vào trong sản xuất để đảm bảo các tiêu chi và tiến độ sản xuất.

 

Bài viết liên quan:

 

 

1. Những vấn đề mà doanh nghiệp sản xuất Dược Phẩm đang gặp phải khi sử dụng phương pháp thủ công vào trong quản lý:

 

Một dây chuyền hoạt động sản xuất dược phẩm phải bao gồm các quá trình tinh chế nhằm tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, hoặc các bộ phận được lắp ráp để chế tạo ra thành phẩm và đảm bảo các nguyên tắc, công đoạn và tiêu chí của ngành dược đề ra, bao gồm:

  • Nhập nguyên liệu
  • Kiểm tra mẫu nguyên liệu sản xuất.
  • Cân,chia các mẻ nguyên liệu theo thông số công nghệ sản xuất.
  • Đưa nguyên liệu vào lò sấy tầng sôi tạo hạt cốm.
  • Dập viên hoặc đóng lọ theo dạng bào chế.
  • Đóng gói thành phẩm.
  • Lấy mẫu kiểm tra thành phẩm.
  • Nhập kho/lưu hồ sơ sản xuất/phân phối sản phẩm

Tất cả đều là quy trình khép kín và liền mạch, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền hoạt động. Chính vì vậy, dữ liệu cần phải được nhập chính xác, không được sai sót tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 

 

Tuy nhiên, hiện nay một số nhà máy sản xuất dược phẩm, trong đó có Việt Nam vẫn còn đang áp dụng quản lý theo phương pháp truyền thống. Với một khối lượng dữ liệu khổng lồ, thì việc xử lý thông tin theo cách này sẽ làm mất khá nhiều thời gian và chậm tiến độ sản xuất. 

 

Những vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất Dược Phẩm đang gặp phải và chưa được cải thiện trong quy trình làm việc:

 

a. Quản lý hồ sơ, dữ liệu sản xuất theo cách thủ công: 

Những quy trình sản xuất, công đoạn sản xuất, công thức dược phẩm, giá nguyên vật liệu,...được gọi chung là hồ sơ quản lý sản xuất, nếu vẫn xử lý theo cách thủ công bạn sẽ  bị rối và mắc kẹt trong đống giấy tờ. Việc tìm kiếm dữ liệu sẽ trở nên khó khăn và tốn khá nhiều thời gian, chưa kể dữ liệu có thể bị mất, khó kiểm soát. Ngoài ra, tình trạng dữ liệu bị thất lạc, bị mối mọt làm hư hỏng,... cũng là một vấn đề khiến các doanh nghiệp “đau đầu”. 

 

b. Chi phí quản lý hằng năm cao 

Vì khối lượng dữ liệu lớn và nhiều, việc lưu trữ thông tin bằng giấy tốn rất nhiều chi phí cũng như không gian để lưu trữ. Bên cạnh đó những chi phí khác như: vận hành, kho bãi,... bằng những phần mềm quản lý khác nhau với chi phí mua từng phần mềm không hề nhỏ và giữa các phần mềm không có sự liên kết dữ liệu với nhau, điều này dẫn gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong quá trình quản lý dữ liệu giữa các phòng ban. 

 

c. Không quản lý được hàng tồn kho

Dược phẩm là nhu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người, chính vì vậy chất lượng sản phẩm luôn được đưa lên hàng đầu. Nếu doanh nghiệp không thể quản lý hết được chất lượng sản phẩm, ngày hết hạn,... sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu quản lý theo cách truyền thống thì việc kiểm kho cũng là một vấn đề lớn, gây tốn khá nhiều thời gian và đôi khi có những sai sót (nguyên vật liệu sắp hết, số lượng sản phẩm còn lại trong kho,...) sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

 

d. Mất thời gian trong khâu lập kế hoạch sản xuất

Để tính toán và hoàn thành bản kế hoạch sản xuất thông thường cần mất khoảng 1 tuần, nhưng thời gian có thể bị ảnh hưởng kéo dài hơn so với dự định bởi những sai sót về dữ liệu trong quá trình tính toán bằng phương pháp thủ công, làm mất thời gian trong khâu lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 

 

e. Khó khăn trong việc kiểm soát máy móc 

Ngành công nghiệp dược phẩm luôn phải tuân thủ những yêu cầu khắt khe nhất, đặc biệt là đối với máy móc - một trong những bộ phận nòng cốt, công cụ “kiếm ra tiền” của bất kỳ ngành nghề sản xuất nào. Với số lượng máy móc trong nhà máy có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn máy,.. việc kiểm soát các thông số, dữ liệu, thời gian hoạt động hay vấn đề downtime sẽ mất rất nhiều thời gian, điều đó cũng gây ảnh hưởng đến thời gian bảo trì, bảo dưỡng máy. 

 

Tuy rằng sau khi có được thông số hoạt động, nhưng vì số lượng dữ liệu quá nhiều và nhân viên phải tự nhập thủ công vào excel, gây mất thời gian chưa kể dữ liệu không thể tránh sai sót trong quá trình nhập.

Để có thể lập báo cáo với nhà điều hành về tình trạng máy móc phải qua rất nhiều giai đoạn nên không thể tránh khỏi “số liệu cũ”. 

 

f. Thông tin không được đảm bảo tính bảo mật, an toàn 

Công thức sản xuất thuốc, nguồn nhập nguyên vật liệu, quy trình sản xuất,... là những dữ liệu quan trọng, nếu được nhập theo phương pháp thủ công bằng giấy, hay những phần mềm truyền thống khác thì tính bảo mật sẽ bị hạn chế, dẫn tới việc có thể bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp.

 

Đối mặt với những nguy cơ và thách thức đó, doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến, đổi mới và chuyển đổi số hóa để khắc phục những “lỗ hổng” trong quy trình sản xuất dược phẩm bằng phương pháp quản trị ERP. 

 

2. Các doanh nghiệp Dược Phẩm Việt Nam đã áp dụng phương pháp quản trị ERP vào trong sản xuất như thế nào?

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, tất cả dữ liệu đều được số hóa, chỉ bằng một cú “click” đã có thể dễ dàng tìm kiếm và truy xuất dữ liệu. ERP đã làm tốt vai trò của mình trong việc chuyển đổi hóa dữ liệu của doanh nghiệp sản xuất Dược Phẩm.

 
Quản lý sản xuất trong nhà máy Dược phẩm bằng hệ thống quản trị SalesUp ERP
Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng phương pháp quản trị ERP trong quản lý sản xuất

 

a. Có Module riêng biệt dành để lên lịch cho kế hoạch sản xuất 

Hệ thống Al được thiết lập trong ERP sẽ tự động thiết lập lịch sản xuất và chuyển xuống cho bộ phận sản xuất, giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian một cách đáng kể. Trường hợp có đơn hàng gấp cần phải sản xuất, thì hệ thống sẽ lên lịch xử lý một cách linh hoạt, tránh tình trạng đơn hàng bị chậm trễ. Chức năng này giúp bộ phận sản xuất nắm bắt được thông tin kế hoạch sản xuất của công ty, hơn nữa còn được tích hợp với phân hệ hoạch định nhu cầu để tính toán nhu cầu nguyên vật liệu để kịp thời cung ứng đủ số lượng cho quá trình sản xuất, giúp quản lý hàng tồn kho.

 

b. Tiết kiệm được chi phí và không gian lưu trữ

Một trong những tính năng đặc biệt của SalesUP ERP đó là hồ sơ điện tử sẽ dựa vào những thông số đã được thiết lập sẵn trên hệ thống, từ đó đảm bảo dữ liệu được thu thập đúng và đầy đủ. Dữ liệu sẽ được truy xuất nhanh, tức thời với độ chính xác cao thay cho việc lưu trữ bằng giấy tờ cồng kềnh, tránh việc thất thoát dữ liệu và tiết kiệm đáng kể không gian lưu trữ. Hồ sơ điện tử sẽ tự động hóa các thao tác thay vì bạn phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để trả cho đội ngũ nhân viên để khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra. 

quy trình bán hàng

 

c. Quản lý tiến độ sản xuất

Hệ thống SalesUp ERP giúp theo dõi tiến độ sản xuất theo từng lô sản phẩm và theo từng lệnh cụ thể cũng như công đoạn và quy trình sản xuất, từ đó nếu có bất kỳ vấn đề gì hệ thống sẽ thông báo ngay để bộ phận sản xuất có thể xử lý kịp thời, tránh việc đứt gãy quy trình sản xuất.

 

d. Quản lý sản xuất theo thời gian thực

Các dữ liệu sẽ được Ai và IoT phân tích, thu thập và cập nhật lên hệ thống ngay lập tức, dù thông tin có được thay đổi ngay lúc đó, hệ thống vẫn ghi nhận theo đúng thời gian thực mà thông tin thay đổi, giúp nhân viên có thể nắm được thông tin ngay lập tức. 

 

e. Quản lý lịch và tiến độ làm việc của nhân công

ERP sẽ hỗ trợ người quản lý lên lịch cho ca làm của nhân viên, theo dõi quá trình check-in và check-out của họ, đồng thời phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên và nếu thấy phân xưởng nào đang thiếu nhân sự có thể điều nhân công đến hỗ trợ. Như vậy, ERP như “cánh tay phải” đắc lực của những người quản lý, giúp họ tiết kiệm được thời gian đáng kể để có thể làm những công việc quan trọng khác.

 

f. Quản lý kho hiệu quả

ERP có nhiều module có những vai trò khác nhau giúp quản lý cụ thể từng công việc, hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều khâu sản xuất nhất là quản lý kho - một trong những vấn đề “đau đầu” của các doanh nghiệp sản xuất bởi số lượng hàng hóa lớn, thường xuyên phải nhập - xuất. Nhờ có Module quản lý chi tiết từng sản phẩm, nhân viên có thể dễ dàng quản lý danh sách sản phẩm theo lô, tình trạng, date,...Ngoài ra, còn có một tính năng đặc biệt của ERP đó là in mã Barcode (mã vạch) lên từng sản phẩm để giúp việc quản lý kho dễ dàng hơn.

 

g. Module quản lý công nợ 

Module này đảm nhiệm vai trò quản lý hóa đơn mua hàng và bán hàng của doanh nghiệp. Quy trình nghiệp vụ sẽ được liên thông giữa các khâu từ đặt hàng đến mua sản phẩm để kế toán có thể nắm bắt, kiểm tra và soát xét.

 

h. Lập báo cáo, phân tích, thống kê số liệu 

Hệ thống sẽ hỗ trợ lập báo cáo toàn bộ quy trình từ chi phí hàng hóa, lợi nhuận, thuê nhân công đến chi phí hàng hóa,... dựa vào bảng báo cáo, thống kê đó doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi để từ đó lên kế hoạch định hướng kinh doanh phù hợp.

 

Như vậy, “một nhà máy dược thông minh” sẽ không đi theo phương pháp truyền thống để sản xuất, các doanh nghiệp đã nhận thức rõ cần phải thoát ra khỏi “lối mòn” đó và ERP là công cụ giúp họ tăng tốc để không bị bỏ lại phía sau, nhất là trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay.

Hãy nhanh tay đăng ký để được chúng tôi tư vấn và DEMO miễn phí phần mềm tại https://geso.us/lien-he.html

Hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ từ chuyên gia:

Hotline: 0946 33 43 53 Email: htkh@geso.us

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay