Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

ERP TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÊN NGÀNH DƯỢC PHẨM TRONG THỜI KỲ HẬU COVID

18-04-2022 10:01:18 AM - 864

ERP tác động như thế nào lên ngành dược phẩm trong thời kỳ hậu covid

 

Đối mặt với tình hình dịch Covid, nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức báo động như ngân hàng, bất động sản, hàng không,...Khi nhìn vào báo cáo doanh thu, ta sẽ thấy rõ mức lợi nhuận đang “đi ngang”, thậm chí có chiều hướng giảm sút. Tuy nhiên, so với những ngành khác kết quả kinh doanh của ngành dược lại có những khác biệt, dịch bệnh dường như đã tạo đà cho các doanh nghiệp dược phẩm phát triển mạnh mẽ hơn cả trước khi có dịch bệnh xảy ra.

 

Bạn có thể quan tâm: ERP là gì?, SAP System là gì?, ISO là gì?, DMS là gì?, Hệ thống phân phối là gì?

 

1. Ngành dược bị ảnh hưởng như thế nào trong thời kỳ dịch Covid?

Covid tạo tiền đề cho sự đi lên mạnh mẽ của ngành dược phẩm khi mà nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên, đẩy quá trình hoạt động mua bán, phân phối, xuất khẩu dược phẩm diễn ra sôi nổi. Bên cạnh đó, Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư.

 

ERP tác động như thế nào lên ngành dược phẩm trong thời kỳ hậu Covid

ERP tác động như thế nào lên ngành dược phẩm trong thời kỳ hậu COVID

 

Tuy các doanh nghiệp ngành dược phẩm được kỳ vọng hưởng lợi khi nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên nhưng vẫn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Covid. Dịch bệnh vừa là cơ hội nhưng cũng vừa tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp.

 

Những tác động của đại dịch lên ngành dược phẩm: 

 

a. Thiếu nguồn nguyên liệu dược phẩm trong ngắn hạn

Giá trị nguyên liệu dược nhập khẩu ở Việt Nam giảm đến 30.8% so với năm ngoái. Nguồn cung nguyên vật liệu của ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi có đến 80-90% nguyên liệu phải nhập khẩu, trong đó nguồn cung chủ yếu từ Ấn ĐộTrung Quốc chiếm khoảng 80%. Đây là hai trong những nước đông dân bị ảnh hưởng bởi dịch nhiều nhất, khiến cho các nhà máy sản xuất API ở Trung Quốc tạm ngưng hoạt động, còn ở Ấn Độ bị hạn chế xuất khẩu một số API thiết yếu. 

 

b. Sự trì hoãn hợp tác của các doanh nghiệp dược Việt Nam với các đối tác nước ngoài

Các dự án đầu tư giữa các doanh nghiệp dược trong nước và đối tác nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, gây cản trở tiến độ các hoạt động hợp tác như thẩm định tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt (GMP) và xét quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc từ các đối tác ở Châu Âu và Hàn Quốc. 

 

c. Chi phí vận chuyển cao, hàng hóa nhập khẩu bị chậm trễ

Dịch bệnh đã làm chi phí vận chuyển tăng cao - đây là biến số lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết 90% nguyên vật liệu dược phẩm phải nhập khẩu khiến giá thành bị đội lên quá cao. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải “đau đầu” để tìm hướng giải quyết. Chưa kể, hàng hóa thường bị “kẹt” tại cửa khẩu, gây thiếu hụt nguyên vật liệu. 

 

d. Luồng thông tin giữa các bộ phận không thống nhất 

Để tổ chức được hoạt động trơn tru và hiệu quả thì không thể thiếu sự liên kết giữa các phòng ban, sự liên kết này tạo thành mắt xích không thể thiếu để vận hành doanh nghiệp thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, các phòng ban của doanh nghiệp ngày nay đang có xu hướng hoạt động riêng lẻ, thiếu tính liên kết, mạnh ai nấy chạy,...Vì vậy thông tin giữa các bộ phận không được thống nhất.

 

2. Giải pháp ERP trong quản trị doanh nghiệp ngành dược phẩm trong thời kỳ hậu Covid 

Tuy gặp nhiều khó vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng trong “cái khó ló cái khôn”, các doanh nghiệp đã nhạy bén, biến cái nguy thành cơ, nhanh chóng chuyển đổi hóa cơ cấu quản trị doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Các công ty dược phẩm hàng đầu đang trang bị cho nhân viên các công cụ kỹ thuật số giúp họ có thể làm việc từ xa. Một trong những công cụ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp dược phẩm áp dụng đó là phần mềm quản trị ERP. 

 

Hệ thống ERP đã trở thành “chìa khóa” mở ra cánh cửa mới cho doanh nghiệp ngành dược trong việc duy trì tất cả các quy trình và và dữ liệu trong hệ thống luôn được đồng nhất.  

 

Phần mềm ERP hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch tài nguyên tốt nhất cho 4 yếu tố chính: Chi phí, con người, vật liệu và thiết bị để doanh nghiệp có thể đạt được kết quả và hiệu suất tốt hơn bằng việc tận dụng những tận dụng tốt nguồn lực và phát huy sức mạnh của họ. 

 

ERP tác động như thế nào lên ngành dược phẩm trong thời kỳ hậu Covid

ERP tác động như thế nào lên ngành dược phẩm trong thời kỳ hậu Covid

 

Phần mềm ERP hoạt động như một sợi dây điện liên kết các “đồ dùng điện” trong một căn nhà với cầu dao tổng. Một cách dễ hiểu hơn, ERP giúp dòng thông tin được chảy theo một mạch xuyên suốt giữa các bộ phận, khi này “cầu dao tổng” là những người đứng đầu tổ chức có thể dễ dàng theo dõi từ xa tiến độ công việc của các phòng ban, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để cải tiến doanh nghiệp.

 

3. Những lợi ích mà phần mềm ERP của GESO đem lại cho doanh nghiệp dược phẩm

Thấu hiểu được những nhu cầu và khó khăn mà các doanh nghiệp dược đang gặp phải, GESO đem đến giải pháp ERP giúp doanh nghiệp thúc đẩy việc quản lý hiệu quả và hoạch định chiến lược phù hợp. Hỗ trợ doanh nghiệp quản trị Tài chính - Kế toán, quản lý kho bãi, quản lý mua hàng - bán hàng, quản lý khuyến mãi, ngân sách,...

 

Những lợi ích mà phần mềm ERP của GESO đem lại cho doanh nghiệp ngành dược: 

  • Dữ liệu kinh doanh sẽ được chia sẻ minh bạch, chính xác và luôn được cập nhật liên tục giữa nhiều phòng ban trong tổ chức giúp tiết kiệm thời gian.
  • ERP hỗ trợ quá trình từ trích xuất báo cáo, lên lịch làm việc, theo dõi lịch sử,… giúp công việc của mỗi nhân viên trong tổ chức trở nên dễ dàng hơn từ đó tăng năng suất cho nhân viên cũng như cấp trên dễ dàng theo dõi được tiến độ công việc. 
  • Giúp tiết kiệm chi phí tối đa để có vốn đầu tư cho những thương vụ lớn hơn trong tương lai.
  • Tối ưu các quy trình thành một thể thống nhất từ lúc khách đặt hàng đến khi kế toán lập đơn hàng để bộ phận kho có thể kiểm tra và chuẩn bị tốt cho việc soạn hàng giao cho khách.
  • Thông tin và dữ liệu nội bộ luôn được được bảo mật.
  • Giúp mở rộng mạng lưới doanh nghiệp, mở rộng các sản phẩm và dịch vụ để có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn mà không bị quá tải.
  • Hệ thống báo cáo phân tích tài chính chuyên sâu kết hợp công cụ vẽ biểu đồ, giúp các Ban lãnh đạo có cái nhìn trực quan tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Quản lý hàng hóa theo lô, ngày sản xuất, ngày hết hạn, trạng thái,..

 

Có thể thấy, ERP là “trợ thủ đắc lực” cho ngành dược phẩm, giúp doanh nghiệp giải quyết được hầu hết các vấn đề đang gặp phải trong quá trình quản trị, từ đó có thể đưa ra được những giải pháp hợp lý. Với niềm mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp ngành dược trong việc đẩy lùi dịch bệnh, GESO không ngừng cải tiến hệ thống ERP trở nên tốt hơn để không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp ngành dược mà còn cả những ngành nghề khác. 

Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin về phần mềm quản trị ERP, hãy liên hệ ngay cho GESO theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Hãy nhanh tay đăng ký để được chúng tôi tư vấn và DEMO miễn phí phần mềm tại https://geso.us/lien-he.html

Hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ từ chuyên gia:

Hotline: 0946 33 43 53 Email: htkh@geso.us

 

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay