Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

Các ý tưởng cải tiến trong sản xuất hiệu quả

28-04-2023 02:25:34 PM - 10848

Trong thời đại ngày nay, sự cạnh tranh trong kinh doanh sản xuất đang ngày càng khốc liệt và thị trường người tiêu dùng cũng trở nên khó tính hơn. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, nghĩ ra các ý tưởng cải tiến trong sản xuất - nhất là cải tiến về mặt công nghệ, để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu những ý tưởng cải tiến sản xuất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng trong bài viết sau đây!

 

 

Cải tiến trong sản xuất là gì?

 

Cải tiến trong sản xuất là việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp, công nghệ, đưa ra ý tưởng đổi mới về quy trình và chiến lược mới nhằm nâng cao hiệu suất và tăng cường chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian sản xuất.

 

Các ý tưởng cải tiến trong sản xuất nếu hiệu quả thì có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác, từ quản lý nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm, đến quy trình đóng gói và cả trong quản lý và vận hành nhà máy sản xuất. Mục đích của việc cải tiến là tạo ra sản phẩm tốt hơn với chi phí sản xuất thấp hơn, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường và tăng trưởng bền vững trong tương lai.

 

Việc lên các ý tưởng cải tiến trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường
Việc lên các ý tưởng cải tiến trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường

 

Các bước thực hiện quy trình cải tiến

 

Cải tiến trong sản xuất là một quy trình quan trọng và phải luôn luôn được thực hiện không ngừng nghỉ của mỗi doanh nghiệp. Để tiến hành thực hiện cải tiến, bạn cần thực hiện từng bước theo quy trình sau đây.

 

Đánh giá quy trình hiện tại

 

Để cải tiến quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, bước đầu tiên là phải xem xét và đánh giá lại quy trình sản xuất hiện tại trong nhà máy. Nhằm tìm ra các hoạt động đang gây cản trở và đưa ra các quy trình cải tiến mới phù hợp hơn. Dưới đây là ba yếu tố quan trọng cần được đánh giá trong quá trình cải tiến:

 

  • Nhân sự: Việc tuyển dụng và bố trí công nhân phù hợp với chuyên môn, kỹ năng và vị trí là rất quan trọng. Các mục tiêu sản xuất cần được đặt ra một cách cụ thể, thực tế và được hướng dẫn đúng hướng.
  • Quy trình: Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả. Sơ đồ chuỗi giá trị VSM (Value Stream Mapping) được sử dụng để đánh giá các dự án cải tiến quy trình. Các điểm đau và nút thắt cổ chai cần được xác định để có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Công nghệ: Việc bảo trì và bảo dưỡng máy móc, thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo quy trình sản xuất suôn sẻ. Các quy trình cần được tối ưu hóa cho nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm cách cải tiến các quy trình để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.

 

Cần đánh giá lại quy trình sản xuất để đưa ra ý tưởng cải tiến tốt hơn
Cần đánh giá lại quy trình sản xuất để đưa ra ý tưởng cải tiến tốt hơn

 

Đo lường

 

Việc đo lường được thực hiện dựa vào các số liệu và dữ liệu có liên quan đến công việc như số lượng nhân sự cần thiết để vận hành quy trình, sản lượng sản phẩm đầu ra, chi phí, chất lượng sản phẩm,...

 

Đo lường cho phép doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình sản xuất hiện tại và tìm ra những cải tiến cần thiết để tối ưu hoá quy trình sản xuất. Nếu một chỉ tiêu không đạt, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc thì doanh nghiệp có thể tìm ra nguyên nhân và áp dụng những cải tiến để giải quyết vấn đề đó.

 

Đề ra mục tiêu cải tiến

 

Sau khi đã xác định được vấn đề chưa tốt ở bước đo lường thì bạn phải đề ra mục tiêu hoàn thành việc cải tiến đó. Các mục tiêu ấy có thể là giảm thời gian sản xuất, giảm chi phí vật liệu, lược bỏ công đoạn thủ công, nâng cao kỹ năng của nhân sự,...

 

Sau khi đề ra mục tiêu để làm tiền đề cho các ý tưởng cải tiến trong sản xuất, doanh nghiệp cần vạch ra lộ trình thực hiện từng bước để bám sát theo mục tiêu, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Thực hiện cải tiến

 

Nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp cần thực hiện các buổi thảo luận để đưa ra những ý kiến, giải pháp, công cụ thay thế,... thích hợp nhằm đạt được mục tiêu cải tiến đề ra. Ở mỗi các ý tưởng cải tiến trong sản xuất, cần suy tính ưu, nhược điểm và có thể thử nghiệm với quy mô nhỏ trước khi áp dụng cho toàn quy trình.

 

Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều có thể đưa ra ý kiến đổi mới
Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều có thể đưa ra ý kiến đổi mới

 

Tiêu chuẩn hóa quy trình

 

Khi các ý tưởng cải tiến trong sản xuất thật sự mang lại hiệu quả sau một thời gian áp dụng, bạn cần đưa ra quy trình và các hướng dẫn để toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp đều nắm được và có những cập nhật mới nhất phù hợp hơn cho công việc.

 

Tiêu chuẩn hóa là việc thiết lập một tài liệu hướng dẫn quy trình và quy tắc chuẩn hóa dựa theo những cải tiến đã thực hiện và được đánh giá là hiệu quả. Việc áp dụng tiêu chuẩn hóa giúp cho các quy trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ, đảm bảo tính ổn định trong quá trình sản xuất.

 

Ứng dụng vào quy trình chính chức một cách xuyên suốt

 

Điều này có nghĩa là phương pháp cải tiến đó đã trở thành một phần của quy trình và sẽ được áp dụng thay thế cho phương pháp cũ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lặp đi lặp lại việc cải tiến một cách thường xuyên để quy trình của doanh nghiệp luôn tốt hơn và bắt kịp với sự đổi mới của thị trường.

 

Các ý tưởng cải tiến trong sản xuất hiệu quả

 

Để có được những đề xuất cải tiến có ích, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào những vấn đề liên quan đến các yếu tố tham gia vào quy trình sản xuất, chẳng hạn như công nghệ, nguồn nhân lực, máy móc vận hành,... 

 

Sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhiều hơn

 

Đầu tiên, để quản lý và kiểm soát quy trình sản xuất, các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm chuyên dụng nhiều hơn. Đặc biệt là phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning), giúp đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác về sản xuất, nhân sự, tài chính và quản lý kho. 

 

Sử dụng phần mềm hệ thống quản lý sản xuất không chỉ giảm thiểu tối đa các sai sót trong quy trình sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và đưa ra quyết định. Ngoài ra, các phần mềm ERP cũng có thể được triển khai trên nền tảng SaaS (Software As A Service), cho phép doanh nghiệp truy cập vào hệ thống ERP thông qua mạng Internet mà không cần phải tự lắp đặt và quản lý hệ thống tại doanh nghiệp.

 

Áp dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp như ERP sẽ giúp tối ưu quy trình sản xuất
Áp dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp như ERP sẽ giúp tối ưu quy trình sản xuất

 

Tập trung đầu tư cho công nghệ và nâng cao quy trình sản xuất

 

Ý tưởng thứ 2 trong các ý tưởng cải tiến trong sản xuất là sử dụng ứng dụng công nghệ tự động hóa giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất. Điển hình là các tính năng tự động hóa của giải pháp phần mềm ERP trong quy trình sản xuất như: quản lý hàng tồn kho, quản lý ngân sách, quản lý kế toán, quản lý bán hàng,...

 

Các tính năng này cho phép máy móc làm việc một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với công nhân. Điều này giúp tăng năng suất, đồng thời giảm thiểu thời gian sản xuất và chi phí lao động.

 

Khuyến khích nhân viên nâng cao năng lực sáng tạo

 

Nhân viên là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất, họ có thể đưa ra những ý tưởng mới và cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp cần đưa ra chính sách khuyến khích nhân viên đóng góp các ý tưởng cải tiến trong sản xuất, thường xuyên tổ chức các cuộc họp và gặp gỡ để thảo luận và đưa ra các giải pháp tối ưu.

 

Doanh nghiệp cần khuyến khích sự sáng tạo, đóng góp từ mọi nhân viên
Doanh nghiệp cần khuyến khích sự sáng tạo, đóng góp từ mọi nhân viên

 

Thường xuyên có những buổi đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn

 

Nhân viên được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực của mình sẽ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tăng cường khả năng xử lý vấn đề, giải quyết sự cố và tối ưu hóa các quy trình sản xuất.

 

Các khóa đào tạo có thể bao gồm các kỹ năng cần thiết như quản lý sản xuất, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng quản lý chất lượng và các kỹ năng khác. Ngoài ra, việc đào tạo cũng có thể giúp tăng cường sự đam mê và năng lực của nhân viên, giúp họ cảm thấy tự tin và năng động trong công việc của mình. 

 

Nâng cấp máy móc

 

Khi nâng cấp máy móc, công ty sẽ tăng cường khả năng sản xuất bằng cách cải tiến hoặc thay thế các máy móc hiện có bằng các máy móc mới, có chất lượng cao và hỗ trợ công nghệ tự động hóa.

 

Các máy móc chất lượng cao thường có các tính năng tiên tiến hơn, chẳng hạn như chạy ổn định hơn, độ chính xác cao hơn, giảm bớt công đoạn tốn sức người và có độ bền cao hơn so với các máy móc cũ. Ngoài ra, các máy móc chất lượng cao cũng giúp tăng năng suất, giảm thiểu thời gian sản xuất và tối ưu hóa chi phí vận hành.

 

Nâng cấp máy móc tự động hóa là một phương pháp hiệu quả trong sản xuất

Nâng cấp máy móc tự động hóa là một phương pháp hiệu quả trong sản xuất

Những mô hình các ý tưởng cải tiến trong sản xuất trong thực tế

 

Trong thực tế, từ trước đến nay đã có nhiều mô hình và ý tưởng được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất, tăng hiệu quả và giảm thiểu lãng phí.

 

Giải pháp hỗ trợ cải tiến 5S

 

Tinh gọn quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ những công đoạn không cần thiết là một trong những ý tưởng quan trọng giúp cải tiến quy trình sản xuất. Quá trình sản xuất tinh gọn sẽ giúp giảm thiểu thời gian, nỗ lực và tài nguyên cần thiết cho mỗi công đoạn.

 

Ngoài ra, việc tinh gọn quá trình sản xuất còn giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một trong những phương pháp tinh gọn quá trình sản xuất được sử dụng phổ biến là phương pháp 5S, bao gồm: Sắp xếp, Sạch sẽ, Sửa chữa, Standardize và Sản xuất theo tiêu chuẩn, giúp đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn.

 

Triển khai mô hình cải tiến Kaizen

 

Mô hình Kaizen là một phương pháp quản lý được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp để cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Để triển khai mô hình này trong quy trình sản xuất, cần xác định mục tiêu cụ thể và đo lường được, tạo động lực cho nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến, thu thập thông tin, phân tích nguyên nhân của các vấn đề hiện tại, đưa ra các giải pháp cải tiến và đánh giá hiệu quả sau khi triển khai.

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mô hình khác như Six Sigma, Lean Manufacturing, TPM,... Đây đề là những ý tưởng cải tiến trong sản xuất đã được ứng dụng mà mang lại hiệu quả thành công cho nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới.

 

Tóm lại, việc thường xuyên đưa ra và áp dụng các ý tưởng cải tiến trong sản xuất là điều cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ phần mềm quản lý tích hợp là một trong những phương pháp tối ưu và đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng. Để tìm hiểu rõ hơn về các tính năng phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning), hãy truy cập ngay GESO để biết thêm chi tiết!

 

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay