Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

6 TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ERP TỐT

20-12-2019 04:15:11 PM - 5626

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng phần mềm quản lý ERP ngày càng trở nên phổ biến và trở nên mạnh mẽ do nhu cầu muốn hoàn thiện việc quản lý của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để triển khai thành công thì việc lựa chọn một đối tác triển khai chất lượng là 1 yếu tố quan trọng. Vậy đâu là tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp ERP chất lượng và phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

 

 

1. Năng lực của nhà cung cấp

 

Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì một cuộc điều tra về năng lực của nhà cung cấp không bao giờ là thừa. Bằng cách so sánh kết quả, bạn sẽ tìm được nhà cung cấp mạnh nhất. Ngoài ra tham khảo các dự án của họ đã từng triển khai cho những đơn vị cùng ngành nghề với công ty bạn từ đó có thể lựa chọn được nhà cung cấp ERP phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.

 

2. Đáp ứng nhu cầu công ty

 

Việc nhà cung cấp có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công ty về hệ thống không là điều tất cả doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì vậy, nhóm dự án nên đưa cho các nhà cung cấp một danh sách các nhu cầu để họ có thể trình bày cách hệ thống quản lý ERP đáp ứng được yêu cầu này.

 

Hơn nữa, nhóm dự án cũng nên nâng cao các yêu cầu đối với các đề xuất cho các dịch vụ tư vấn triển khai phần mềm, tư vấn tích hợp và tư vấn kinh doanh. Nếu nhà cung cấp hiểu được đặc tính ngành của bạn và nhóm khách hàng bạn đang hướng đến, họ sẽ biết được các thách thức khó khăn mà công ty đang đối mặt. Với kinh nghiệm làm việc với những yêu cầu kinh doanh đặc thù, nhà cung cấp tốt sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho hệ thống công ty của bạn.

 

3. Công nghệ

 

Định hướng công nghệ là tiêu chí giúp bạn bớt phí thời gian với những nhà cung cấp không phù hợp. Việc định hướng công nghệ được xem xét và quyết định bởi bộ phận IT của công ty. Có thể nói rằng đây thường là vòng loại cho nhà cung cấp trong một dự án vì các phần mềm phù hợp với hướng đi công nghệ của công ty là tiêu chí quan trọng nhất.

 

Chúng tôi khuyến khích nhóm dự án soạn sẵn một ‘kịch bản demo’ để đưa cho mỗi nhà cung cấp. Sau khi đã chuẩn bị tốt, nhóm dự án có thể báo với những nhà cung cấp để chắc rằng họ cảm thấy thoải mái với danh sách yêu cầu, kịch bản demo và quy trình đánh giá.

 

4. Các chính sách hỗ trợ

 

Một nhà cung cấp phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có ít nhất 3 chính sách hỗ trợ là: chính sách tư vấn, chính sách hỗ trợ triển khai ERP, chính sách bảo hành.

 

Chính sách tư vấn: một nhà cung cấp giải pháp ERP chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệp sẽ biết thế nào là quy trình tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn và vấn được cho doanh nghiệp về quy trình quản lý phù hợp, dù DN đã có quy trình quản lý hay chưa thì việc tìm được nhà cung cấp có khả năng tư vấn quy trình cũng rất quan trọng.

 

Chính sách hỗ trợ triển khai ERP: dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 là vô cùng quan trọng. Trong quá trình triển khai sẽ có nhiều vấn đề phát sinh như lỗi phần mềm, hiểu sai quy trình, khách không hiểu cách dùng,… Do đó, dịch vụ hỗ trỡ online hay offline đều là cần thiết.

 

Chính sách bảo hành ERP: dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi dự án kết thúc quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng ERP trong suốt quá trình hoạt động. Khi phần mềm có trục trặc thì đương nhiên nhà cung cấp phải có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.

 

5. Phần mềm có khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng

 

Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và phát triển cũng có thể có thể mở rộng quy mô, thay đổi quy trình sản xuất…. Vì vậy phần mềm quản lý sản xuất cần phải linh động tùy biến được thì mới có thể đáp ứng đươc yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp theo thời gian. Bạn có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này…

 

Các doanh nghiệp vừa nên lựa chọn giải pháp nội địa vì nhà cung cấp nội địa dễ dàng đáp ứng các yêu cầu chỉnh sửa, tùy biến tính năng hơn các sản phẩm ngoại, do nhà sản xuất phần mềm cũng là đơn vị triển khai dự án. Các giải pháp từ nhà cung cấp lớn trên toàn cầu có thể mạnh về các mô hình quản lý đa lĩnh vực nhưng chưa chắc đã phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là không theo kịp được sự thay đổi của các chế độ, chính sách và cơ chế quản lý của Việt Nam vốn thay đổi hàng năm.

 

6. Rủi ro và chi phí

 

Để nhận biết toàn bộ những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai dự án: chi phí phần mềm, chi phí hỗ trợ hàng năm (sẽ tăng), chi phí thực hiện (tính theo số giờ cho từng quá trình hoặc theo giờ), chi phí phần cứng. Cùng với chi phí luôn có những rủi ro không thể bỏ qua. Vì thế, hãy đặt câu hỏi với nhà cung cấp.

 

Những cạm bẫy và rủi ro nào có thể đem lại hậu quả trong quá trình dự án?

 

Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm đã làm việc với nhiều công ty với nhu cầu tương tự sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án. Nhà cung cấp tiềm năng, đồng thời cũng là đối tác xứng đáng, sẽ trung thực về những nhược điểm vì họ có cùng mục tiêu với bạn và xem bạn và họ cùng đứng trên một chiếc thuyền.

 

Nhà cung cấp có lập ra thời hạn chắc chắn, mục tiêu rõ ràng và chuẩn mực, đồng thời chấp nhận chịu phạt nếu không đạt được không?

Tất cả những điều khoản trên đều nhằm mục đích đánh giá mức độ chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của nhà cung cấp.

 

Chọn đúng nhà cung cấp đồng nghĩa với việc chọn một đối tác sẽ giúp công ty chuẩn bị phần nền tảng, hỗ trợ đào tạo, giúp giảm bớt quá trình chuyển đổi, xử lý rủi ro gặp phải và luôn đồng hành cho đến khi quá trình chuyển đổi hoàn tất. Có thể lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp để đi cùng và bạn đã hoàn thành một nửa hành trình đến thành công ERP.

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay