Trụ sở chính: 37 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tiếng Việt English
Hotline: 0946 33 43 53    Email: mkt@geso.us

Tin Tức ERP

ISO LÀ GÌ? CÁC TIÊU CHUẨN ISO PHỔ BIẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU

27-06-2022 11:36:57 AM - 5385

ISO là gì? Đây là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được các nhà quản lý hàng đầu thế giới đặt ra dựa trên kinh nghiệm của họ. Bài viết mang đến khái niệm về ISO là viết tắt của từ gì và những chứng nhận ISO phổ biến nhất hiện nay. Cùng GESO tìm hiểu về ISO trong bài viết sau nhé!

 

ISO là gì? Các tiêu chuẩn ISO phổ biến được sử dụng nhiều
ISO là gì? Các tiêu chuẩn ISO phổ biến được sử dụng nhiều

 

ISO là gì?

 

ISO (tiếng Anh: International Organization for Standardization) là tên gọi của một Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) và được thành lập vào 23/02/1947. Cơ quan này có nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

 

Hiện nay, ISO đã có hơn 160 nước thành viên, Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào tổ chức này. Tại nước ta, các tiêu chuẩn ISO được việt hóa dưới tên gọi gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN).

 

Dưới sự ảnh hưởng của các tiêu chuẩn ISO trong việc tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế, phạm vi đã được mở rộng trên nhiều loại hình, quy mô, lĩnh vực khác nhau. Đến nay, tổ chức ISO đã ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn chất lượng trong các lĩnh vực như: sản xuất, công nghệ, viễn thông,...

 

ISO là gì? Đây là tổ chức để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho nhiều lĩnh vực
ISO là gì? Đây là tổ chức để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho nhiều lĩnh vực 

Tiêu chuẩn ISO là gì?

 

Tiêu chuẩn ISO là một hệ thống quy tắc được áp dụng trên phạm vi toàn cầu nhằm hỗ trợ các tổ chức trong việc duy trì và phát triển hoạt động của mình. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ.

 

Mỗi ngành nghề sẽ có một bộ tiêu chuẩn ISO riêng, đảm bảo rằng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn này sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

 

Tiêu chuẩn ISO là gì?
Tiêu chuẩn ISO là gì?

 

Lịch sử hình thành ISO?

 

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO được thành lập vào năm 1920 bởi các Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Quốc gia (ISA), với tên gọi là Liên đoàn Quốc tế. Vào năm 1942, dưới sự ảnh hưởng của thế chiến thứ 2, tổ chức này bị đình chỉ. Sau đó 5 năm, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế mới được thành lập bởi ISA và Ủy ban Điều phối Tiêu chuẩn Liên hợp quốc (UNSCC).

 

ISO/R1:1951 được xem là tiêu chuẩn ISO đầu tiên để thiết lập bộ tham chiếu cho các phép đo chiều dài trong ngành công nghiệp. Sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung, tiêu chuẩn này có tên gọi ISO 1:2002 cho đến nay.

 

Vai trò của tiêu chuẩn ISO trong việc phát triển doanh nghiệp

 

Sau khi đã có kiến thức cơ bản về ISO là gì, GESO sẽ giải thích cụ thể về vai trò của ISO trong doanh nghiệp. Cũng như, ISO được sử dụng để làm gì và tại sao nó quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp.

 

ISO áp dụng trong ngành thương mại và công nghiệp 

 

Các tiêu chuẩn ISO trong ngành thương mại và công nghiệp được xây dựng và thực hiện nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, đáp ứng các yêu cầu chất lượng và an toàn của khách hàng. Các tiêu chuẩn này cũng giúp tăng cường tính toàn cầu và cạnh tranh trong thương mại quốc tế, bằng cách loại bỏ các rào cản phi thương mại do sự khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm giữa các quốc gia.

 

Thêm nữa, khi sử dụng ISO trong thương mại và công nghiệp sẽ khuyến khích các công ty áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tạo ra một nền tảng chung để đo lường, đánh giá hiệu quả của các hệ thống quản lý sản xuất và dịch vụ. Nhờ đó, các công ty có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình.

 

Nói chung, ISO đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thương mại và công nghiệp trên toàn cầu, giúp các công ty và quốc gia đạt được sự phát triển và thịnh vượng bền vững.

 

ISO đóng góp vào sự phát triển bền vững cho ngành thương mại và công nghiệp
ISO đóng góp vào sự phát triển bền vững cho ngành thương mại và công nghiệp 

 

ISO áp dụng trong ngành Logistics

 

ISO đóng vai trò quan trọng trong ngành Logistics bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và quản lý môi trường trong hoạt động Logistics. Các tiêu chuẩn ISO phổ biến trong ngành Logistics bao gồm: ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001.

 

ISO sử dụng trong ngành Logistics giúp tăng tính hiệu quả hoạt động
ISO sử dụng trong ngành Logistics giúp tăng tính hiệu quả hoạt động

 

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn ISO có thể giúp các tổ chức logistics tăng tính chuyên nghiệp, cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và cộng đồng đối với hoạt động của tổ chức.

 

Những tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

 

Nắm được tổng quan về ISO là gì, thì việc hiểu rõ những tiêu chuẩn ISO dưới đây rất đơn giản.         

 

Tiêu chuẩn ISO 9000 là gì?

 

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở, từ vựng cơ bản. Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá chứng nhận có phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng hay không, cũng như đặt ra các yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng để đạt chứng nhận. 

 

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn cơ bản về quản lý chất lượng, cơ sở và từ vựng
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn cơ bản về quản lý chất lượng, cơ sở và từ vựng

 

Tiêu chuẩn ISO 9001

 

Đây là một trong những tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất tại Việt Nam. ISO 9001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành chính công,... 

 

Tiêu chuẩn 14001

 

Chứng nhận ISO 14001 được sử dụng để đánh giá hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ với việc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng hợp lí tài nguyên và giảm thiểu chất thải.

 

Tiêu chuẩn 20000

 

Đây được xem là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về lĩnh vực công nghệ thông tin. ISO 20000 được xây dựng dựa trên nền các nền tảng của Thư viện Cơ sở Hạ tầng Công nghệ Thông tin (ITIL). Có 2 phần chính trong bộ tiêu chuẩn này là:

 

  • Các yêu cầu về kỹ thuật.
  • Nguyên tắc thực hành.

 

ISO 20000 là tiêu chuẩn đầu tiên của lĩnh vực công nghệ thông tin
ISO 20000 là tiêu chuẩn đầu tiên của lĩnh vực công nghệ thông tin

 

Tiêu chuẩn 22000

 

ISO 22000 quy định về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ở nhiều mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm là đối tượng quan tâm của tiêu chuẩn này.

 

ISO 26000 là gì?

 

Tiêu chuẩn 26000 nói về trách nhiệm xã hội - nơi mà doanh nghiệp tổ chức hoạt động và tác động với môi trường. Những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể bỏ qua tiêu chuẩn này.

 

Tiêu chuẩn 27000 

 

ISO 27000 hay còn được biết đến là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất được xây dựng bởi Tổ chức tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC). Tiêu chuẩn này được đặt ra để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức có phương tiện áp dụng các quy phạm an toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh.

 

ISO 28000:2007 là gì?

 

Tiêu chuẩn này quy định các vấn đề về hệ thống quản lý an ninh, đặc biệt là chuỗi cung ứng. ISO 28000:2007 có thể được áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức với đa dạng quy mô, quốc gia.

 

ISO 30000:2009 là gì?

 

Áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực tái chế tàu, tiêu chuẩn 30000:2009 hỗ trợ phát triển, thực hiện các thủ tục, chính sách và mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn đề cập đến an toàn tái chế và bảo vệ môi trường.

 

Tiêu chuẩn 30000 áp dụng riêng cho lĩnh vực tái chế tàu
Tiêu chuẩn 30000 áp dụng riêng cho lĩnh vực tái chế tàu

 

Tiêu chuẩn 45001

 

ISO 45001 là tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. ISO này được xuất bản vào năm 2018 để thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.

 

ISO 50001:2018 là gì?

 

Đây là một một bộ tiêu chuẩn ISO được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Bộ tiêu chuẩn này được thiết kế dựa trên mô hình quản lý PDCA (hoạch định, thực hiện, kiểm tra và cải tiến).

 

Tiêu chuẩn 17025

 

ISO/IEC 17025 là bộ tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về hệ thống và kỹ thuật để cung cấp kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn có giá trị kỹ thuật, cũng như độ tin cậy.

 

Tiêu chuẩn HACCP

 

Ra đời vào năm 1960, tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có 7 nguyên tắc cơ bản sau đây:

 

  • Nhận diện được mối nguy hiểm.
  • Xác định điểm kiểm soát tới giới hạn của mối nguy hiểm (CCP - Critical Control Points).
  • Xác định giới hạn cho từng CCP cụ thể.
  • Xây dựng các thủ tục để giám sát CCP.
  • Lên kế hoạch hành động khi đến giới hạn bị phá vỡ.
  • Thiết lập thủ tục thẩm tra với hệ thống HACCP.
  • Lưu trữ hồ sơ HACCP đã thẩm tra.

 

Tiêu chuẩn này có thể kiểm soát mối nguy hiểm trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn này có thể kiểm soát mối nguy hiểm trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Tiêu chuẩn OHSAS 18001

 

OHSAS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Occupational Health and Safety Assessment Series. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 được xây dựng và ban hành bởi Viện tiêu chuẩn Anh vào năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2007). Chứng nhận này quy định về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

 

Tiêu chuẩn ISO 13485 là gì?

 

Tiêu chuẩn ISO này được áp dụng đối với các sản phẩm, thiết bị y tế do Tổ chức ISO phát hành. ISO 13485 ban hành năm 2003 và sửa đổi bổ sung vào 2016, tương đương với TCVN ISO 13485:2017.

 

Hệ thống quản trị ERP hỗ trợ cho các tiêu chuẩn ISO như thế nào?

 

Các phần mềm nói chung cần thông qua một số tiêu chuẩn ISO như ISO/IEC 9126, ISO/IEC 27001, ISO / IEC 9241-11,... để đảm bảo chất lượng, độ uy tín của hệ thống. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào trên thị trường cũng đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được đề ra. Điều này dẫn đến khi sử dụng/mua hệ thống công nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng.

 

SalesUp ERP là một trong những giải pháp phần mềm ERP hiếm hoi có tính năng hồ sơ lô đạt tiêu chuẩn ISO và GMP. Điều này chứng minh về độ an toàn trong việc bảo mật thông tin, dữ liệu của Quý khách trước kẻ xấu hoặc đối thủ cạnh tranh. 

 

Thế mạnh của ERP là hệ thống hóa được các quy trình giấy tờ giúp doanh nghiệp có thể thấy được những lỗ hổng, nhìn nhận tổng quát hơn chỉ bằng một chiếc máy tính là đã có thể kiểm soát toàn bộ quy trình quản trị, các nhà lãnh đạo có thể theo dõi sát sao việc tuân thủ hay không tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO, nếu có bất kỳ sai sót nào cũng có thể kịp thời thay đổi nhờ vào hệ thống trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) tự động phát hiện ra những lỗ hổng trong quy trình.

 

Bên cạnh đó, hệ thống quản trị ERP có các Modules khác nhau, mỗi Modules sẽ đảm nhiệm một vai trò riêng, nếu áp dụng ISO song song với các Modules này thì việc thực thi hệ thống quản trị của doanh nghiệp sẽ luôn đúng với các tiêu chuẩn ISO đề ra. 

 

 

Hồ sơ lô của SalesUp ERP đạt tiêu chuẩn ISO
Hồ sơ lô của SalesUp ERP đạt tiêu chuẩn ISO

 

Lựa chọn SalesUp ERP, Quý khách có thể quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, hạn chế những sai phạm trong quá trình điều hành. Hiện tại, phần mềm vẫn đang được trải nghiệm hoàn toàn miễn phí trên website của GESO.

 

Xem thêm: Danh sách phần mềm ERP cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến tại Việt Nam

 

Qua bài viết ISO là gì, chúng tôi mong muốn mang đến những thông tin hữu ích cho Quý khách. Nhìn chung, bài viết đã tổng quan về khái niệm ISO, ISO viết tắt của từ gì và những tiêu chuẩn được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Doanh nghiệp cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, DEMO miễn phí phần mềm SalesUp ERP và nhận hỗ trợ từ chuyên gia:

 

  • Hotline: 0946 33 43 53 
  • Email: htkh@geso.us

Tag từ khóa

Các tin khác

TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ
PHONE
SMS
MAP
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI :
Liên hệ
Chat ngay